Liệu covid có biến mất? Các cách có thể làm virus tuyệt chủng

LIỆU COVID CÓ BIẾN MẤT?
CÁC CÁCH CÓ THỂ LÀM VIRUS TUYỆT CHỦNG

Cách đây 2 năm vào mùa xuân năm 2021, lúc đó Alpha đang là biến thể covid thống trị trên toàn cầu thì đột nhiên xuất hiện một kẻ thách thức tên là Delta. Và một cuộc đánh ghen à quên đánh nhau long trời lỡ đất đã xảy ra giữa 2 biến thể.

Ví dụ, đây là 1 thành phố biệt lập có 1 triệu người có khả năng nhiễm cả 2 con virút đều như nhau.

Tụi virus nó mới rủ nhau chơi một cái trò chơi: “ai là người viral hơn ở thành phố này”. Thì khi mọi người nhiễm con Alpha trong thời gian ủ bệnh, họ đi vòng vòng chém gió, phun nước miếng này kìa, lây trung bình cho khoảng 5 người trước khi phát bệnh và cách ly tại nhà. Còn đối với người nhiễm con Delta thì họ cũng như vậy , nhưng mà số lượng người lây trung bình là 7.5 người. Và sau 6 ngày chạy KPI thì con Alpha lại nó gáy với con Delta là: “ê, tao lây được cho 15.000 người rồi đó con". Còn con Delta nó nói: “Tuổi,  150.000 nè mày”. Và tại vì đây là cấp số nhân nên chỉ trong vòng 20 tiếng sau thì biến thể Delta lây cho gần như toàn bộ dân số và làm cho biến thể Alpha phải bị tuyệt chủng. Thật ra nếu mà so về độ viral thì những con Virus trên thế giới này mới chính là những KOL thực thụ bởi vì tụi nó quá nhiều và số lượng tụi nó có thể hơn cả số lượng ngôi sao được quan sát được trong toàn vũ trụ. Nhưng mà điều đó không có nghĩa là virus bất bại nha. Virus hoàn toàn có thể tuyệt chủng bởi 1 trong những lý do sau đây:

Thứ nhất là quá kén chọn. Sau đây là 1 câu chuyện bi kịch về 1 hội virus có tên là Yamagata, con này lây bệnh cúm. Thì trong cái đợt Covid xảy ra, người ta cách ly, dãn cách hết thì cái con này nó không có lây được cho ai hết. Nó kiểu: “ALO, ủa alo, ủa vật chủ tui đâu? cho em lây đi anh ơi , mở cửa ra đi , em gây bệnh cúm nhẹ thôi à, không sao đâu anh”. Nói chung người thì không có mà lây, mà tụi nó còn chê mấy con chó là hôi quá, không thèm lây cho chó. Cuối cùng, tuyệt chủng . Bởi vậy , mấy đứa kén chọn cũng vừa tội lắm.

Lý do thứ 2 là quá nguy hiểm. Giờ tưởng tượng ha, vô nhà người ta ở đi, nói: “Trời ơi, nhà anh tốt quá, chủ nhà dễ thương quá. Hay là giờ mình đốt nhà đi anh”. Đó vậy đó, virus mà nó gây bệnh nặng quá thì vật chủ đi bụi luôn làm sao lây được cho người tiếp theo. Có 1 câu chuyện có thật vào năm 1950 ở nước Úc, số lượng thỏ châu Âu nó quá nhiều. Mấy bà thỏ đẻ quá trời đẻ. Người ta thấy nó phá hoại quá người ta mới tìm cách đem  1 con virus. Con virus này gây bệnh  MYXOMA và nó làm cho số lượng thỏ nhanh chóng giảm đi bởi vì thỏ nhiễm bệnh này thì 99,9% là sẽ tử vong. Có 1 điều tương tự với lại COVID xảy ra ở nhóm thỏ này đó là có 1 biến thể gây bệnh nhẹ hơn đã xuất hiện, và nhiều loại thỏ nhiễm bệnh này lại không chết và sau đó lây lan cho những cá thể tiếp theo. Và con virus tiếp tục tồn tại chung với lại thỏ. Thì cũng đúng thôi, vô nhà người ta ở ké thì cũng phải biết điều chứ. Suốt ngày đòi đốt nhà không thì nhà đâu mà ở, sao mà sinh sôi nảy nở được. Nên là virus và vật chủ thường có xu hướng sẽ sống chung với nhau.

Và cách thứ 3 để làm virus tuyệt chủng đó chính là vaccine. Nếu số lượng lớn mọi người được tiêm vaccine có thể dự phòng được virus, thì virus sẽ không lây lan được nữa, và nếu mà lây lan thì cũng rất là ít. Trong quá khứ nhân loại đã xóa sổ được rất nhiều loại virus nhờ vaccine. Trong đó có virus đậu mùa.

Và cuối cùng, dĩ nhiên là có 1 chủng virus mới mạnh hơn, lây lan nhiều hơn và làm biến mất chủng còn lại giống như câu chuyện Delta và Alpha đã kể phía trước. Thật ra trong cơ thể người thì tụi nó cũng khá là hợp tác với nhau. Ví dụ con Noro virus thì nó sống trong ruột. Còn cái con Adeno thì sống trong đường hô hấp. Tụi nó là hàng xóm của nhau thôi, sống chan hòa. Hay là có con thì nó sống ở trong  bào tương. Có con thì nó sống trong nhân tế bào. Giống như là con virus viêm gan B, viêm gan C vậy đó. Có nghĩa là 1 người vừa có thể nhiễm viêm gan B, vừa nhiễm viêm gan C luôn.

Bây giờ quay lại câu hỏi là: “liệu con Sars Covi nó có bị bị tuyệt chủng hay không?”

Điều này nó còn lệ thuộc vào số lượng biến thể vẫn đang nhân lên hàng ngày. Mà cái tụi này tụi nó có sống chan hòa với nhau hay là cạnh tranh với nhau và tiêu diệt lẫn nhau như trước đó. Và ngoài ra thì chúng ta đều đã được tiêm vaccine. Mà nếu như tiêm vaccine thì nó có làm cho virus tuyệt chủng hay không cũng là 1 câu hỏi đặt ra. Ở trong chiến dịch lần trước chống lại bệnh đậu mùa, thì vaccine nó loại bỏ hoàn toàn đậu mùa được. Lý do là đậu mùa nó chảnh, nó kén chọn, nó không có sống hay trốn trong động vật được. Nhưng mà cái thằng Sars Covi thì nó lại có thể trốn ở động vật được. Trên chuột, trên mèo, trên chó  đều được. Không lẽ giờ mình đem hết mấy con pet trong nhà mình ra mình tiêm ngừa sao? Nên cái khả năng mà tụi nó vẫn còn tồn tại rất là cao. Nếu làm cho tuyệt chủng luôn thì khá là khó. Nên bây giờ ta có 2 khả năng để làm truyệt chủng virus luôn.

Một là 1 cái thiên thạch nó rớt xuống là tất cả đều bị bụi hết. Cách này thì thôi bỏ đi.

Hoặc cách thứ 2 là có loại vaccine mà có thể kháng lại tất cả các chủng virus luôn. Những chủng chưa xuất hiện cũng kháng được luôn.

Cái này thì chắc mình phải chờ thời gian chứng minh.

Mà tính ra giữa 2 cách thì chắc tụi mình chọn cách thứ 2 cho nó an toàn.

Nguồn: Bác Sĩ Gấu

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn