Nền kinh tế hoạt động như thế nào (phần 2)

 



1. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế:

Tín dụng: tín dụng sẽ giúp nền kinh tế phát triển rất nhanh nhưng mà nếu chúng ta lạm dụng nó  , thì nó cũng sẽ hủy hoại toàn bộ nền kinh tế. Tại sao?

Tín dụng giúp mọi người tăng chi, mà tăng chi đồng nghĩa với việc tăng thu nhập, và đến một lúc chi sẽ giảm dẫn đến thu nhập giảm, thu nhập giảm đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ đi xuống. Đó là lí do tại sao mà nền kinh tế có sự xuất hiện của tín dụng thì nó cũng sẽ có một chu kì lên xuống tương tự như chu kỳ phát triển của nền kinh tế.

Chu kì dài hạn của nền kinh tế 70-100 năm thì nền kinh tế của chúng ta sẽ có hình ảnh như sau:

Nhiều chu kì gộp lại hình thành nên sự phát triển của nền kinh tế, khi mà có yếu tố tín dụng, sẽ có những lúc nền kinh tế suy thoái,nhưng về lâu về dài nền kinh tế sẽ luôn phát triển. Tuy nhiên, chúng ta phải để ý một yếu tố rất quan trọng như sau, tín dụng mỗi lúc ngày càng cao lên, tức là nó luôn luôn cao hơn giai đoạn trước đó, tín dụng luôn tăng theo thời gian, nợ sẽ ngày càng nhiều và nó tăng đến một lúc thì nó sẽ tạo ra một cái bong bóng thị trường(bong bóng thị trường bất động sản, bong bóng thị trường chứng khoán..)

2. Tại sao lại sinh ra bong bóng thị trường?

Lúc mà nợ quá lớn, nó lớn tới mức hơn quá nhiều so với thu nhập mà mọi người có, thu nhập nó tăng không kịp so với lượng nợ mà mọi người có, thì đến một lúc nó sẽ tạo ra bong bóng thị trường, và cái bong bóng này tới lúc mà nó chịu không nổi nữa, lượng nợ đã quá lớn,  không thể gánh vác nổi cái lượng nợ này nữa, thì bong bóng thị trường sẽ vỡ ra, và nền kinh tế khi đó sẽ có hình ảnh đi xuống và đây chính là giai đoạn của đai khủng hoảng kinh tế , và đây chính xác là những gì xảy ra ở thị trường Mỹ, Nhật Bản, Anh và rất nhiều những quốc gia trước đó, và chu kì này thường sẽ kéo dài từ 70-100 năm. Tức là cứ 70-100 năm thì chu kì đại khủng hoảng kinh tế sẽ lặp lại một lần.

Ví dụ: ông A làm BĐS

Ông A đi vay ngân hàng số tiền là 500tr, đầu tư vào BĐS, mua nhà có trị giá là một tỉ, căn nhà này giúp ông sinh ra thu nhập là 10tr/tháng

 

Khi mà thu nhập không tăng kịp so với lượng nợ mà họ sở hữu thì sẽ tạo ra bong bóng trên toàn thì trường, và khi bong bóng vỡ ra tạo ra giai đoạn khủng hoảng kinh tế và lan rộng trên toàn bộ thị trường

3. Giải pháp cho vấn đề đại khủng hoảng kinh tế:

Khi mà khủng hoảng xảy ra: khi mà lượng nợ lớn hơn thu nhập mà mọi người có, cho nên nếu chúng ta muốn giải quyết được giai đoạn khủng hoảng thì phải có cách nào đó để giảm nợ xuống và tăng thu nhập lên thì thị trường mới vượt qua được giai đoạn khủng khoảng. mà để làm được việc này thì chúng ta sẽ có 4 giải pháp:

Và đây là 4 giải pháp mà hơn 100 năm vừa qua được những quốc gia đối mặt với đại khủng hoảng họ sử dụng để họ vượt qua giai đoạn đại khủng hoảng đó và giúp cho nền kinh tế khôi phục trở lại. Đến với giải pháp đầu tiên, đây chính là cách mà mọi người sẽ làm ngay khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng

3.1   Giảm chi phí (giảm chi tiêu):

Khi mà nợ quá cao và thu nhập quá thập thì chúng ra phải cắt giảm chi phí, doanh nghiệp sẽ bắt đầu cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên để mà cái lượng chi phí của doanh nghiệp giảm xuống, thì khi chi phí giảm thì doanh nghiệp sẽ có tiền để trả nợ từ đó khoản nợ sẽ được giảm xuống. Tuy nhiên cách làm này sẽ gặp một vấn đề như sau:

Khi chi giảm thì thu nhập cũng sẽ giảm, đúng là nợ giảm nhưng thu nhập cũng không tăng, nên giải pháp này cũng không phải là giải pháp triệt để, nên lúc này chúng ra sẽ nghĩ đến giải pháp thứ 2:  

   
3.2 Cơ cấu lại nợ:

Ví dụ ông a cho ông b mượn 100tr, lợi nhuận 10%/năm,thì bây giờ đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nên ông a quyết định cơ cấu lại nợ và cho ông b ba lựa chọn như sau:

-          Trả 50tr thôi

-          Hội trước hứa với nhau 1 năm trả thì nay tôi cho bạn 2 năm trả cũng được

-          B chỉ phải trả 5% lợi nhuận/năm

-          =>Giảm nợ nhưng thu nhập của những chủ nợ trên thị trường sẽ giảm xuống, và còn giảm nhanh hơn lượng nợ cho nên cách thứ 2 cũm k phải là giải pháp triệt để cho vấn đề về khủng hoảng kinh tế này, và lúc này chúng ta cần đến giải pháp thứ 3

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì nhà nước là người gặp khó khăn nhiều nhất, vì thu của nhà nước sẽ giảm rất mạnh, vì thuế giảm vì thu nhập giảm, cái chi tăng lên để chi thêm tiền để cứu trợ cho ng nghèo, hỗ trợ thất nghiệp, y tế,..

3.       3.3 Lấy của người giàu chia cho người nghèo:

Bằng cách Tăng thuế trực tiếp lên người giàu,

Tuy nhiên , cách làm này dẫn tới vấn đề như sau: khi người giàu bị đe dọa, khi mà có người muốn lấy đi tiền của họ, thì họ phải bảo vệ tiền của họ và khi đó căng thẳng của người giàu tăng cao, và họ phẫn nộ rang những người khác muốn lấy đi tiền của mình. Ngược lại, căng thảng của người nghèo cũng tay cao, họ cảm thấy mình chịu bất công, họ không có tiền để ăn đủ 3 bữa qua ngày và căng thẳng hai bên đều dâng cao. Khi căng thẳng dâng cao rất dễ xảy ra những cuộc nội chiến và ngoại chiến (mâu thuẫn liên quan tới vấn đề chính trị và đây chính xác là những gì diễn ra trong quá khứ, Tại sao có những cuộc chiến tranh đã nổ ra vì sự bất ổn định trong xã hội. Chiến tranh xuất hiện để giải quyết những mâu thuẫn. Cách thứ 3 cũng không phải là một cachcs triệt để để giải quyết được bài toán về khủng hoảng kinh tế này.

4.       3.4 In tiền:

Việc in tiền sẽ giúp nhà nước để làm được hai việc sau:

-          Nhà nước sẽ có tiền để cứu trợ, những ng đang gặp khó khăn

-          Nhà nước sẽ mua lại những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi..) để khiến giá của người sản phẩm tài chính này tăng lên, khi đó những người có những sản phẩm tài chính này khi đó sẽ có uy tín hơn đối với những ngân hàng cho vay, và khi đó tín dụng sẽ được nới lỏng ra và khi đó Chi tiêu sẽ bắt đầu tăng trở lại=> Thu nhập bắt đầu tăng trở lại => nền kinh tế bắt đầu khởi sắc

Và việc in tiền được xác định có thành công hay không dựa vào việc là nó có giúp thu nhập tăng nhanh hơn nợ hay không, khi mà thu nhập lớn hơn lượng nợ trên thị trường thì việc in tiền mới thực sự thành công mỹ mãn, và nó sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển trở lại

Việc in tiền phải là một quyết định vô cùng cẩn trọng để nó có thể cân bằng được 3 giải pháp nêu trên và đảm bảo hu nhập có thể tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng của thu nhập lớn  tốc độ tăng trưởng của nợ thì khi đó là khi nền kinh tế mới vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế đó, cho nên quyết định in tiền và  in ra bao nhiêu tiền là một quyết định cần được tính toán rất tỉ mỉ.

Kết luận:

Nếu đai khủng hoảng được xử lí một cách hợp lí, kết hợp cả bốn giải pháp thì khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế là khội phuc và phát triển trởi lại. Những đợt khủng hoảng kinh tế nhỏ và xảy ra 5-10/lần, những đớt KHKT lớn sẽ xảy ra trong chu kì 50-100 năm, và khi nó xảy ra thì nó cũng sẽ qua đi nhnah thôi, quan trọng là mình có hiểu biết về nó và có can đảm để đối măt với nó hay không.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn