Như chúng ta đã biết thì bất kỳ ai cũng sẽ có những thói quen xấu không ít thì nhiều, những thói quen xấu đó có thể là trì hoãn, lười biếng, sợ hãi,.... Và chúng làm cho cuộc sống, tinh thần của chúng ta đi xuống, tiêu cực bao trùm lấy chúng ta. Chính vì thế mà chúng ta đều muốn loại bỏ nó một cách triệt để khỏi cuộc sống của mình tuy nhiên không hề dễ dàng chút nào.
Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có một phương pháp nào có thể
loại bỏ hoàn toàn những thói quen xấu này không? Liệu có một phương pháp nào hiệu
quả và dễ áp dụng để giúp chúng ta có thể thay đổi và trở thành phiên bản tốt
hơn của chính mình không? Hôm nay, tui sẽ cùng các bạn khám phá một phương pháp
độc đáo và khoa học để có thể đối phó triệt để những thói quen xấu này, không
cho chúng đẻ trứng luôn. Vậy phương pháp này là gì và thực sự có vi diệu như
tui đã nói ở trên không? Chúng ta cùng khám phá nhé:
Giới thiệu phương pháp:
Nhân vật phát hiện ra phương pháp tuyệt với này chính là
bà Suzenne Segerstrom là giáo sư tâm lí học tại đại học Kentucky – nổi tiếng với
những nghiên cứu lâm sàn về sự lạc quan và bi quan liên quan tới sức khỏe căng
thẳng và hạnh phúc nói chung của con người,
và bà có một phát hiên thú vị về một thứ gọi là HRV (Bà này phát hiện ra sự
liên quan giữa HRV và ý chí, bản lĩnh, khả năng chống chọi lại những tiêu cực,
sợ hãi trong nội tại trong bản thân của mỗi con người.
HRV là gì?
Viết tắt của Heart Rate Variability – Sự biến đổi nhịp
tim
Trái tim của con người không thể đập đều đều như beat nhạc
được, nếu tim đập quá đều thì ta gọi HRV là thấp, vì sự biến đổi nhịp tim là
không cao (không tốt cho sức khỏe)
Tim đập không đều mới là tốt, khi mà tim không đập chính
xác nhịp, có một chút biến đổi giưa các nhịp, thì điều này gây ra sự biến đổi
nhịp tim, tức HRV cao, và HRV cao là tốt.
Khi con người có HRV thấp thì sẽ gây ra những tâm trạng
lo lắng, tức giận, mất tự chủ, gây một ý chí không đủ mạnh. Và trái ngược lại,
khi con người có HRV cao dẫn con người tới sự điềm tĩnh sự tập trung, sự tỉnh
táo, khả năng vượt qua cũng như phớt lờ sự xao nhãn, sự trì hoãn đối với những
thỏa mãn ngắn hạn và xử lí được các tình huống căng thẳng
Vậy mục tiêu của chúng ta ở đây sẽ là tăng HRV để chữa một
đống vấn đề ở trên tiêu đề
Vậy phương pháp nào để có thể tăng HRV. Thì phương pháp
Thảo muốn nhắc tới ở đây là phương pháp thở chậm. Thở chậm sẽ giúp kích hoạt vỏ
não trước và tăng HRV lên
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Kelly McGonigal, một người
quá nổi tiếng về những video về stress tích cực. Trong quyển sách The Willpower
Instanct , thì bà có đề nghị một phương pháp rất hay để tăng HRV đó là hãy thở
chậm, tức là giảm tốc độ thở xuống còn 4-6 lần/phút. Tức là 15s cho một lần hít
vào và thở ra, và những ai đã quen với việc thở chậm thì bạn có thể thở chậm
hơn cả khuyến nghị của tác giả. Hít thở chậm là bí quyết để tăng HRV.
Một câu chuyên khác, ở Việt Nam có Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện,
một người nổi tiếng với một bài thở chậm 4 thì của ông. Bài thở của ông rất là
vi diệu, vì cuộc đời của ông giống như một thử nghiệm thực tế để chúng ta có thể
tin tưởng cái bài này vậy
Năm 29 tuổi thì ông bị lao phổi nặng và thời đó thì bệnh
lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 30 tuổi đến năm 35 tuổi, ông đã phải
mổ 7 lần và cắt bỏ 8 cái xương sườn và cắt toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá
phổi bên trái. Và câu chuyện này xảy ra ở thập niên 30-40, thời điểm đó y học k
phát triển như bây giờ. Và khi nằm trên giường bệnh ông đã nghiên cứu và tìm ra
được một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình và kết quả là ông sống tới 85
tuổi. với những nghiên cứu HRV ở trên
chúng ta thấy rằng thở chậm không chỉ giúp tăng sự điềm tĩnh, tỉnh táo, bỏ qua
được sao nhãn và những ham muốn nhất thời mà nó còn giúp gia tăng được tuổi thọ
của mình.
Phương pháp thở chậm:
Phương pháp thở chậm 4 thì:
Phần 1: Hít vào từ từ nhẹ nhàng bẵng mũi, hít từ từ, sâu
chậm, êm dịu và hít kéo dài hếc mức có thể chịu được và nhớ là hít thì bụng phải
phình ra giữ hơi thở
Phần 2: Nín thở lại: giữ lại hơi thở, và thời gian giữ
hơi bằng với thời gian mình hít vào
Phần 3: Thở ra từ từ, êm dịu, đồng thời hóp bụng lại hếc
cỡ và thời gian thở ra bằng thời gian hít vào
Phần 4: Nín thở: bằng thời gian hít vào
Chưa kịp viết đoạn kết!