Quy trình SEO là tập hợp các bước mà trong đó các hạng mục SEO được triển khai theo một quy chuẩn, theo thứ tự lần lượt nhằm mang lại hiệu quả cho chiến dịch SEO.
Việc áp dụng quy trình SEO chuẩn giúp website đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, bạn cũng quản lý và kiểm soát tiến độ, chất lượng của từng hạng mục triển khai tốt hơn nhờ vào việc nắm rõ thứ tự và tiêu chuẩn công việc cần được đáp ứng.
5 giai đoạn trong quy trình SEO trong bài viết lần lượt sẽ là: Discovery (khám phá), Improving (cải thiện), Create & Optimization (tạo dựng và tối ưu), Promotion (quảng bá thúc đẩy) và Evaluate (đánh giá). Trong 5 giai đoạn này, tôi sẽ mô phỏng quy trình SEO tổng thể thông qua 10 bước và cách thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất.
Trong giai đoạn Discovery, 4 công việc quan trọng bạn sẽ cần thực hiện lần lượt bao gồm:
- Thu thập dữ liệu thị trường;
- Nghiên cứu từ khóa;
- Phân loại/ nhóm từ khóa;
- Nghiên cứu đối thủ.
Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của giai đoạn Discovery chính là thu thập dữ liệu SEO từ thị trường ngành hàng/dịch vụ bạn đang hướng đến.
Bước 1: Thu thập dữ liệu thị trường
Thu thập dữ liệu thị trường là giai đoạn bạn cần thu thập tất cả thông tin về website và doanh nghiệp. Đây là những thông tin giúp chiến lược SEO của bạn hướng tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, đóng góp thiết thực cho doanh nghiệp.
Trong bước này, 2 thông tin quan trọng bạn cần thu thập là:
- Nghiên cứu & xây dựng chân dung khách hàng (Customer Persona)
- Hành trình khách hàng (Customer Journey)
Để xác định Customer Persona và Buyer Search Journey, doanh nghiệp cần triển khai nghiên cứu thị trường và quan sát từ khách hàng thực tế. Cụ thể:
Nghiên cứu & xây dựng chân dung Khách hàng (Customer Persona)
Nghiên cứu & xây dựng Customer Persona là một quá trình tìm hiểu và mô tả chi tiết về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Trước khi bắt đầu quy trình SEO, tôi sẽ tìm hiểu trước về Customer Persona ở các khía cạnh liên quan SEO như: hành vi khi sử dụng website, thói quen khi tìm thông tin trên Internet, dạng nội dung được ưa chuộng (chữ, hình ảnh, video,…).
3 lợi ích khi Nghiên cứu & xây dựng chân dung Khách hàng bao gồm:
- Hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, thói quen và hành vi của khách hàng.
- Xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng và phân loại họ thành các nhóm khác nhau.
- Tạo ra các nội dung trên website phù hợp và hấp dẫn với từng nhóm khách hàng.
Để có một bản vẽ hoàn thiện về Customer Persona cho kế hoạch SEO cần trải qua những công việc sau:
- Dữ liệu khách hàng (lịch sử mua hàng, khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu…)
- Phác họa chân dung khách hàng (tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích, vấn đề, mục tiêu…)
- Đào sâu và nắm bắt những sự lo lắng hoặc vấn đề khách hàng gặp phải, những giá trị và niềm tin của họ.
Xây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey)
Customer Journey là hành trình khách hàng khi quyết định mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. Hành trình này sẽ trải qua 4 bước như: nhận thức, cân nhắc, đánh giá và ra quyết định.
Vậy vì sao mình lại phải xây dựng Customer Journey trước khi bắt tay vào thực hiện các kỹ thuật SEO?
Lý do là mình cần nắm rõ những chủ đề, dạng thông tin mà khách hàng tiềm năng của dự án đang quan tâm tại từng giai đoạn mua hàng. Từ đó, đưa ra chiến lược triển khai SEO cung cấp đúng nhu cầu của khách hàng và từng bước điều hướng họ đến khâu mua hàng, tạo ra chuyển đổi.
Thường được thể hiện qua mô hình Marketing Funnel ( Phễu Marketing). Mô hình này chia khách hàng ra làm 5 phễu để mô tả về hành trình mua hàng của họ như hình phía dưới.
Để xây dựng hoàn thiện Customer Journey, bạn cần dựa nhiều vào thông tin đã thu thập được ở bước xây dựng chân dung khách hàng. Sau đó, sắp xếp các chủ đề, từ khóa tương ứng theo nhu cầu tìm kiếm khách hàng tương ứng với từng giai đoạn của mô hình AIDA.
Sau khi đã hoàn thiện xong các công việc trong Bước 1 – Thu thập dữ liệu thị trường, bước tiếp theo bạn cần bắt đầu Nghiên cứu từ khóa dựa trên các thông tin, chủ đề quan tâm của khách hàng ở từng giai đoạn đã xác định ở trên.
Bước 2: Nghiên cứu từ khoá
Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm ra những từ khóa mà khách hàng mục tiêu của bạn thường hay sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Google. Từ danh sách từ khóa mục tiêu, bạn sẽ thực hiện các kỹ thuật SEO để đưa kết quả website mình được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Trong quy trình SEO, bước Nghiên cứu từ khóa đúng, phù hợp là vô cùng quan trọng. Vì từ khóa quyết định MỌI THỨ trong quy trình SEO. Với bộ từ khóa mục tiêu phù hợp giúp cho chiến lược SEO bạn có thể tiếp cận, cung cấp nội dung, sử dụng đúng ngôn ngữ của khách hàng để “làm bạn” và đồng hành qua nhiều giai đoạn đến khi “gặt hái” ra đơn hàng.
Để nghiên cứu từ khóa hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu về 3 phương pháp nghiên cứu từ khóa sau đây mà bên phía mình đang áp dụng thực hiện cho các dự án. Bao gồm:
- Modifier Keywords: là các từ hoặc cụm từ phụ được thêm vào từ khóa chính để điều chỉnh hoặc mở rộng ý nghĩa của từ khóa, làm cho nó trở nên cụ thể và phù hợp hơn với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Khi nắm rõ về Keyword Modifier, bạn sẽ biết được ý định của người dùng ấn ý sau mỗi từ khóa là gì.
- Topic Cluster: Topic cluster (cụm chủ đề) là một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một CHỦ ĐỀ nhất định, không phải tối ưu theo từng TỪ KHÓA. Phương pháp triển khai Topic cluster, hay còn gọi là kỹ thuật “pillar và cluster” được Hubspot nghiên cứu và đề cập vào năm 2017.
Pillar page là trang chủ đề chính đề cập đến nội dung tổng quát.
Cluster content đi sâu hơn vào chi tiết của từng nội dung con được đề cập trong pillar page.
Ví dụ: Tôi có chủ đề về bệnh đau bao tử, Topic Cluster của tôi sẽ bao gồm:
Pillar page: Bệnh đau bao tử là gì? Tổng hợp 15 thông tin về đau bao tử bạn cần biết
Cluster content: bao gồm nhiều bài viết chuyên sâu giải đáp cho từng vấn đề cụ thể trong chủ đề trên, ví dụ như:
Top 5 dấu hiệu bị bệnh đau bao tử nguy hiểm mà bạn không ngờ đến
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở Việt Nam
Trị bệnh đau dạ dày với nghệ đen
Trị bệnh đau dạ dày với gừng
Đau bao tử nên ăn gì? Chế độ ăn uống hàng ngày dành cho người đau bao tử
3 phòng khám trị bệnh đau dạ dày hiệu quả
- Query Path (Đường dẫn truy vấn) là chuỗi các truy vấn hoặc từ khóa mà người dùng sử dụng trong một phiên tìm kiếm để đạt được một ngữ cảnh tìm kiếm cụ thể. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình tìm kiếm của người dùng, từ bước đầu tiên cho đến khi họ đạt được mục tiêu hoặc nắm vững thông tin cần thiết.
Bước 3: Nhóm và phân loại từ khoá
Nhóm và phân loại từ khóa là quá trình gom nhóm những từ khóa tuy khác về từ ngữ nhưng có cùng nhu cầu thông tin từ người dùng thành các cụm chủ đề nhất định.
Khi bạn hoàn thành bước nghiên cứu từ khóa, lúc này danh sách từ khóa tiềm năng sẽ có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn từ khóa liên quan đến một chủ đề. Tuy nhiên, không phải tất cả các từ khóa đều có chung ý nghĩa hoặc liên quan đến nhau. Vì vậy, việc gom nhóm từ khóa giúp chúng ta tìm ra các nhóm từ khóa liên quan đến nhau.
Việc gom nhóm từ khóa chuẩn, giúp bạn xác định được bài viết nào cần được triển khai và số lượng tổng bài viết cho mỗi chủ đề. Website sẽ tránh lỗi Duplicate Content (nội dung trùng lặp) hay Keyword Cannibalization (Ăn thịt từ khóa) do triển khai nhiều bài viết tương tự nhau. Về tổng thể, đây là bước không thể thiếu giúp tổng thể chiến dịch SEO hiệu quả và hạn chế lãng phí chi phí triển khai.
Nhóm và phân loại từ khóa gồm 3 bước chính là:
- Xác định chủ đề
- Xác định dạng nội dung
- Xác định hành trình khách hàng
Dưới đây là hình ảnh mô phỏng danh sách từ khóa trong chủ đề “du lịch Sapa” sau khi đã hoàn thành việc nhóm và phân loại.
Bước 4: Phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO là quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá các đối thủ đang triển khai SEO trong tệp sản phẩm/dịch vụ của bạn đang kinh doanh. Các hạng mục cần đánh giá đối thủ ở đây bao gồm: cấu trúc website, giao diện website, Content, Entity; Technical; Backlink,…
Lưu ý rằng, đối thủ cạnh tranh được nói đến ở đây là các đối tượng, doanh nghiệp cùng ngành (thậm chí cùng ngách). Đây là những đối thủ có website đang làm tốt nhất (ranking cao Top 1 – Top 3 keyword chính ngành) và có mô hình kinh doanh tương tự bạn. Các đối thủ này có thể sẽ rất khác so với đối thủ cạnh tranh tổng quan mà bạn đã xác định từ trước.
Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp phát hiện ra những yếu tố SEO thành công then chốt của thị trường triển khai. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm ra được những điểm website cần có để vượt trội hơn so với đối thủ hiện tại.
Thông tin đúc kết được sau khi phân tích đối thủ sẽ mở ra những chiến lược triển khai SEO rất khác nhau, hãy tham khảo một số ví dụ dưới đây.
Ví dụ ở thị trường “tour du lịch Sapa” (website dịch vụ) một số yếu tố then chốt được liệt kê như sau:
UX/UI: giao diện tổng thể website cần chỉnh chu.
Visual Intent: hình ảnh phải đẹp, bắt mắt và cần có video review địa điểm du lịch.
Content: trang dịch vụ cần có đủ lịch trình và thông tin chi tiết.
Một ví dụ khác ở thị trường “mỹ phẩm dưỡng sáng da” (website E-commerce) yếu tố then chốt khác đi phần nhiều:
Entity: Giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
Visual Intent: hình ảnh cần rõ kết cấu mỹ phẩm, cần có ảnh before/after trên da người dùng khi sử dụng mỹ phẩm.
Danh mục sản phẩm: Đa dạng sản phẩm để lướt xem và chọn.
Thanh toán: Bước checkout giỏ hàng được tinh giản.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được tổng quan các hạng mục SEO và trình tự triển khai ra sao. Từ đây, bạn có thể tham khảo để áp dụng vào trang web của mình một cách hiệu quả.