Overthinking là gì? Xem ngay biện pháp dập tắt overthinking và suy nghĩ tích cực hơn

 

1. Overthinking là gì?

Trong xã hội hiện nay, hội chứng overthinking đang dần trở nên phổ biến ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi. Hẳn là nhiều bạn đang thắc mắc overthinking là gì? Biểu hiện, tác hại của nó như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

Overthinking hay có tên gọi khác là hành động overthink, được hiểu là tình trạng mà não bộ suy nghĩ quá nhiềuvượt quá giới hạn cho phép. Bộ não liên tục phân tíchđánh giá và cảm thấy chưa thật sự hài lòng, cảm giác đau khổ với những suy nghĩ mà bạn có. Những vấn đề mà bạn suy nghĩ nhiều, lặp đi lặp lại, xoay quanh trong tâm trí bạn, hậu quả của việc đó là chúng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường nhật của bạn.

 

Overthinking thường được chia làm 2 loại chủ yếu: suy nghĩ về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai.

Khi bạn chìm đắm trong suy nghĩ quá lâu, bạn sẽ cảm thấy bị mắc kẹt và không thể tìm ra bất kỳ phương án nào để giải quyết vấn đề một hiệu quả và triệt để nhất. Nhưng có 1 vài sự thật bạn chưa biết, theo 1 vài chia sẻ của nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley, “overthinking không phải lúc nào cũng xấu”.

Tâm lý lo lắng và suy nghĩ nhiều về thứ gì đó bất kỳ trong một khoảng thời gian ngắn có thể thúc đẩy bạn hành động để đạt được hay giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, nếu để nó trở thành chướng ngại vật cản trở bạn đạt được mục tiêu đã đề ra, đã lên kế hoạch chi tiết sẵn, hay làm ảnh hưởng tới đời sống thường nhật, trí tuệ và cả tinh thần của bạn thì nó sẽ trở thành một dạng tâm lý vô cùng độc hại và tiêu cực.

2. Biểu hiện của chứng overthinking 

Một trong những biểu hiện đặc trưng của người mắc overthinking đó là liên tục suy nghĩ và chất vấn bản thân. Đó có thể chỉ là những suy nghĩ thoáng qua hay suy nghĩ thường trực trong đầu.

Người mắc sẽ dành nhiều thời gian để xem xét nguồn gốc và lý do khởi nguồn những luồng suy nghĩ trong đầu. Họ có thể cảm thấy khó khăn trong việc kiểm soát chính suy nghĩ của bản thân.

Ngoài ra, người mắc chứng overthinking thường hoài nghi về quyết định hay hành động của bản thân, luôn lo sợ bản thân có thể mắc sai lầm. Chính vì vậy, họ thường đặc biệt chú trọng tới tiểu tiết, cố gắng đọc suy nghĩ và lý giải hành động của người khác đối với mình.

Mặt khác, tình trạng suy nghĩ quá nhiều có thể kéo dài ngay cả khi bạn đang hoạt động như vui chơi, làm việc hay đi ngủ. Điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi thường xuyên, chán ăn hay trằn trọc, khó ngủ.

Để xác định xem bản thân có mắc chứng overthinking hay không, bạn có thể thử trả lời các câu hỏi dưới đây, trích từ bài kiểm tra sức khỏe tinh thần của nhà tâm lý học David A. Clark:

  • Bạn có thường xuyên suy nghĩ quẩn quanh?
  • Bạn có thường tự vấn vì sao mình lại suy nghĩ như thế?
  • Bạn có theo đuổi ý nghĩ mang tính cá nhân hay tìm kiếm ý nghĩa sâu xa đằng sau suy nghĩ ấy không?
  • Bạn có thường xuyên chìm sâu vào suy nghĩ của bản thân khi tâm trạng buồn hay không?
  • Bạn có thường xuyên thắc mắc trí não của mình hoạt động như thế nào hay không?
  • Bạn có muốn kiểm soát suy nghĩ gắt gao không?
  • Bạn có vật lộn và khó khăn để kiểm soát suy nghĩ của mình?
  • Bạn có thường đánh giá tiêu cực về những ý nghĩ bộc phát hay suy nghĩ không như ý muốn không?

Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi trên, bạn có câu trả lời là có cho hầu hết các trường hợp trên, khả năng cao bạn là người có xu hướng mắc chứng overthinking.


3.Tác hại khi overthinking

 3.1 Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Người có xu hướng nghĩ quá nhiều và tiêu cực hóa vấn đề đang gặp phải sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ với tỉ lệ rất cao. Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng tự kỷ hoặc trầm cảm là sự ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến hệ thần kinh, não bộ khi chúng ta liên tục overthinking theo hướng tiêu cực.

 3.2 Ảnh hưởng đến công việc, học tập

Suy nghĩ liên tục và với tần suất thường xuyên khiến não bộ và hệ thần kinh luôn ở trạng thái thu nhận thông tin và buộc  nó hoạt động liên tục để giải quyết các thông tin đó.

Khi đến một giới hạn nhất định, bạn sẽ cảm thấy quá tải, đau đầu, lo lắng kèm theo mệt mỏi. Các tình trạng sau sẽ xuất hiện khi bạn ở giai đoạn nặng của overthinking như: nhức mỏi cơ thể, đau nửa đầu, chán ăn, mất ngủ; từ đó không thể tập trung làm việc, học tập một cách hiệu quả nhất dẫn đến hiệu suất thấp.

4. Cách khắc phục tình trạng overthinking

Nhận ra bản thân đang suy nghĩ quá nhiều

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Helen Odessky, chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa tình trạng suy nghĩ quá nhiều và khi chúng ta suy nghĩ để giải quyết một vấn đề. Ở đây, hành động giải quyết vấn đề là đang suy nghĩ tới giải pháp. Trong khi, tình trạng overthinking là khi ý nghĩ của ban quanh quẩn quanh vấn đề hiện tại.

Ngoài ra, một khái niệm khác thường bị nhầm lẫn đó là khả năng tự phản tư (self-reflection). Kỹ năng tự phản tư là khi bạn tìm hiểu bản thân theo xu hướng tích cực, không bao gồm sự đánh giá tiêu cực để tìm kiếm một góc nhìn mới về bản thân.

Ngược lại, suy nghĩ quá mức sẽ khiến bạn phát triển ý nghĩ xấu về chính bản thân mà khó có thể kiểm soát được.

Tìm hiểu nguyên nhân

Những tiếc nuối về quyết định trong quá khứ hay lo lắng về năng lực của bản thân có thể khiến bạn căng thẳng tinh thần và bắt đầu suy nghĩ quá mức. Khi đó, không chỉ sức khỏe tinh thần mà chính sức khỏe thể chất của bạn có thể bị ảnh hưởng với các biểu hiện như đau nhức đầu, mất ngủ hay mệt mỏi, chán ăn.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn suy nghĩ quẩn quanh, từ đó chủ động kiểm soát và hạn chế để mình rơi vào trường hợp tương tự sẽ giúp bạn kiểm soát suy nghĩ. Nếu bạn không thể né tránh những tình huống trên, ít nhất bạn sẽ cảnh giác hơn trước những kích thích đó.

Thay đổi nhận thức

Điều quan trọng là bạn cần nhận thấy suy nghĩ của bản thân dễ tập trung vào mặt tiêu cực của vấn đề. Vì não bộ của chúng ta được cấu trúc để nhận diện và cảnh báo về mối nguy hiểm cần chú ý.

Bởi vậy, bạn có thể thay đổi cách nhìn nhận và diễn giải tình huống theo xu hướng tích cực hơn. Hướng sự tập trung tới mặt tốt của vấn đề. Từ đó, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề xung quanh theo một góc nhìn mới và tìm ra giải pháp mới tối ưu, hiệu quả hơn.

Bài viết trên mình đã chia sẻ đến các bạn overthinking là gì cùng các nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tâm lý này.







Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn