Review Hành Trình Về Phương Đông: Tóm tắt, cảm nhận về sách

Review Hành Trình Về Phương Đông: Tóm tắt, cảm nhận về sách

Hành Trình Về Phương Đông là một quyển sách nằm trong TOP bán chạy nhất của danh mục tâm linh. Nhiều bạn muốn thắc mắc đây có thực sự là một tựa sách đáng mua, đáng đọc hay chỉ là một cái tên “hữu danh vô thực”. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ review Hành Trình Về Phương Đông, đưa ra cảm nhận để từ đó các bạn có thêm một nguồn tham khảo trước khi đưa ra quyết định mua. Bắt đầu nhé!

ƒTiểu sử tác giả Baird Thomas Spalding
Tiểu sử tác giả Baird Thomas Spalding

Baird Thomas Spalding (1872–1953) là tác giả của loạt sách Life and Teaching of the Masters of the Far East (Cuộc đời các chân sư Phương Đông). Trong một số sách ghi Spalding sinh tại Anh năm 1857, theo Wikipedia, Spalding được sinh ra ở Bắc Cohocton, New York năm 1872.

Năm 1924, ông phát hành ấn bản đầu tiên của Hành Trình Về Phương Đông, mô tả về cuộc du hành đến Ấn Độ và Tây Tạng của một nhóm nghiên cứu 11 nhà khoa học vào năm 1894.

Thông tin dịch giả Nguyên Phong

Nguyên Phong (Vũ Văn Du) du học ở Mỹ từ năm 1968, tốt nghiệp cao học Sinh vật học, Điện toán. Ông từng là Kỹ sư trưởng của Tập đoàn Boeing của Mỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Đại học Carnegie Mellon. Ông được mọi người biết tới là Giáo sư John Vu – Nhà khoa học uy tín về công nghệ thông tin CMMI và từng giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Nguyên Phong là bút danh của bộ sách văn hóa tâm linh được dịch, viết phóng tác từ trải nghiệm, tiềm thức và quá trình nghiên cứu, khám phá các giá trị tinh thần Đông phương. Ông đã viết phóng tác tác phẩm bất hủ Hành trình về Phương Đông năm 24 tuổi (1974).

Tóm tắt nội dung trong sách Hành Trình Về Phương Đông

Giới thiệu ngắn gọn Hành Trình Về Phương Đông - Baird T. Spalding
Giới thiệu ngắn gọn Hành Trình Về Phương Đông – Baird T. Spalding

Trước khi review cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông, mọi người hãy cùng điểm qua các nội dung chính nhé.

Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo … của nhiều pháp sư, đạo sĩ… Họ được tiếp xúc, chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết,…

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thư từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Cuối cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Spalding – tác giả hồi ký đặc biệt này.

Chương I: Một người Ấn lạ kỳ

“Hành trình về phương Đông” nói rằng những nhà khoa học đi khắp nơi ở đất nước Ấn Độ, nơi vẫn luôn tự hào có văn hóa tâm linh lâu đời và huyền bí, nhưng những gì họ chứng kiến đều chỉ là những trò lừa phỉnh, mê tín dị đoan của những người mà ai cũng nhận mình là Chân sư hay Thánh nhân, những điều này đã khiến các nhà khoa học nản lòng và muốn chấm dứt cuộc khảo cứu của mình.

Trong vô vọng, giáo sư Spalding đã gặp một người Ấn kỳ lạ. Chỉ cho ông hãy đến Rishikesh. Người đó nói rằng những vị chân sư không thể tìm thấy tại những nơi trần tục mà họ đã kiếm tìm, họ cũng không tự xưng mình là những bậc chân sư như những người mà các nhà khoa học đã gặp. Tất cả đều là nhân duyên.

Chương II: Người đạo sĩ thành Benares

Trong “Hành trình về phương Đông”, tại thành Benares, giáo sư Spalding tiếp tục gặp một vị đạo sĩ, người đã nói chuyện và giải thích cho ông về phương pháp Yoga của Ấn Độ và sự khác biệt của nó với phương pháp thể dục của người phương Tây. Những điều vị đạo sĩ nói vượt ngoài tầm hiểu biết của vị giáo sư, là những kiến thức hoàn toàn mới mà suốt 2 năm qua, các nhà khoa học không thể tìm kiếm được.

Vị đạo sĩ cùng chỉ ra rằng có rất nhiều con đường dẫn đến chân lý tốt hơn hết là làm chủ tinh thần, và hãy tự biết mình, khi sử dụng lý trí và trực giác để phân biệt, những nhà khoa học sẽ tìm được những điều mà họ hằng mong ước.

Chương III: Khoa học Thực nghiệm và khoa học Chiêm tinh bí truyền

“Hành trình về phương Đông” tiếp tục với cuộc gặp gỡ của phái đoàn với một vị có tên là Sudeih Badu. Ông đã lấy lá số tử vi một cách chính xác cho giáo sư Olivier trước sự nghi ngờ và sau đó là ngỡ ngàng của giáo sư Olivier. Các nhà khoa học đã được Badu giải thích về các vì tinh tú và chiêm tinh, đồng thời khẳng định về luật nhân quả và nghiệp báo. Những việc làm ở quá khứ sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, và các vì sao đều phản chiếu lại những ảnh hưởng đó.

Con người không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi hiện tại và số phận của mình. Mỗi một quốc gia khác nhau đều có những tôn giáo để đi tìm chân lý, phương pháp tuy khác nhau nhưng cùng đều hướng tới cùng một chân lý. Một người Ấn Độ dùng chính lý thuyết của người Âu để giải thích đã khiến cho phái đoàn bất ngờ về sự uyên bác của ông. Badu cũng khẳng định với các nhà khoa học về phương diện tinh thần nghèo nàn mà con người không hề thay đổi theo thời gian.

Chương IV: Trên đường thiên lý

Cuộc gặp gỡ vị đạo sĩ tại thành Benares và Badu đã khiến phái đoàn thay đổi suy nghĩ của mình và tin rằng có những chân lý đáng học hỏi và nghiên cứu đằng sau những điều mê tín dị đoan. Họ tiếp tục hướng về Rishikesh để khám phá. Trên đường đi, các nhà khoa học đã có cuộc gặp gỡ với vị đạo sĩ giữ đền của đạo Jain, vị đạo sĩ đã khai thông cho phái đoàn về lối tu trong yên lặng để tự mình suy ngẫm và tìm ra con đường cho chính mình. Có được sự minh triết mới là đúng đắn.

Chương V: Thành phố thiêng liêng

Rishikesh là thành phố thiêng liêng mà người Ấn Độ kỳ lạ đã chỉ cho giáo sư Spalding. Trong cuốn “Hành trình về phương Đông”, tác giả tiếp tục kể về cuộc gặp gỡ của phái đoàn với đức Mahasaya, môn đệ của hiền triết Ramakrishna. Ông nói với phái đoàn rằng: Sự sợ hãi, đau khổ, dục vọng và ham muốn đều do sai lầm và sự thiếu hiểu biết của con người mà thành. Sách vở không thể tạo ra minh triết cho con người, nó chỉ là la bàn giúp con người xác định phương hướng, thay vì thảo luận, hãy tự mình đi tìm sự thật, thì khi đó vấn đề sẽ được giải quyết.

Chương VI: Những sự kiện huyền bí

Nhờ sự giúp đỡ của tiến sĩ Kavir, phái đoàn đã gặp pháp sư Vishudha. Tại đây, phái đoàn liên tục chứng kiến những điều là mà vị pháp sư tạo ra, và cũng bất ngờ khi vị pháp sư dùng chính Kinh thánh của người Âu để hỏi họ, mọi chuyện nếu thuận theo thiên ý thì sẽ bước vào cõi trời rộng mở. Vị đạo sĩ Harishchandra chỉ cho các nhà khoa học ý thức về sự sáng tạo của con người khi thực hành trong sự tĩnh lặng.

Và cuộc gặp gỡ cuối cùng với bác sĩ Bandyo càng khẳng định cho các nhà khoa học về sức mạnh của việc làm chủ tinh thần và tâm hồn yên tĩnh, thì con người có thể kết nối được mọi sự vật.

Chương VII: Vị đạo sĩ có thể chữa mọi thứ bệnh

“Hành trình về phương Đông” tiếp tục kể về buổi nói chuyện giữa phái đoàn và đạo sĩ Ram Gopal, người có thể chữa trị mọi bệnh tật. Phương pháp chữa bệnh của ông rất đơn giản là “vô cầu, vô niệm”, là cách mà bệnh nhân trở về với chính mình, hòa hợp với tự nhiên. Ông giải thích rằng, vì con người quen sống một cách bừa bãi, thỏa mãn dục vọng thể xác quá lâu nên cơ thể mới xảy ra tranh chấp và sinh bệnh.

Con đường tu đạo chính là tu thân, là “tự biết mình”, bỏ qua vật chất, mặc cảm và tự ái của bản thân, sống một cách không hổ thẹn và không ngã lòng, chính là những giải thích vô cùng giản dị của vị đạo sĩ.

Chương VIII: Đời sống siêu nhân loại

Khi review Hành Trình Về Phương Đông không thể bỏ qua chương này. Phái đoàn vô cùng phấn khởi khi được gặp rất nhiều vị đạo sĩ giải thích những bí truyền của nền minh triết Ấn Độ. Và giờ đây, họ tiếp tục tìm đến một vị đạo sĩ, người đã tiếp xúc với các vị đạo sĩ ở Tuyết Sơn. Ông đã giải thích cho phái đoàn về sự tiến hóa của con người, chính là về với Thượng đế, về với con người thật của mình để giác ngộ.

Con người có ba thể: thể xác, thể vía và thể trí, một người chỉ nghĩ và thỏa mãn các đòi hỏi của thể xác chính là người kém tiến hóa. Một khi kiểm soát được cả ba thể, thì con người có thể đạt được đến Chân ngã và có thể làm được mọi chuyện.

Chương IX: Cõi vô hình

Khác với những lần gặp trước trong cuốn sách “Hành Trình Về Phương Đông”, lần này phái đoàn đã được tiếp xúc với một vị pháp sư người Ai Cập – pháp sư Hamud, một người chuyên nghiên cứu về cõi vô hình. Ông đã khai mở thể vía của mình và tiếp xúc được với các tinh linh và giải thích cho phái đoàn về sự tồn tại của bảy cõi giới. Dục vọng con người khi còn sống ảnh hưởng đến sự tồn tại của họ sau khi chết đi, nhưng chân lý đẹp đẽ khi bị xuyên tạc sửa đổi đều mang lại sự đau khổ và bất an.

Pháp sư Hamud còn cảnh báo cho phái đoán về tương lai, mà chỉ có thời gian mới chứng minh được những điều ông đã nói.

Chương X: Hành trình về phương Đông

Chương cuối của “Hành trình về phương Đông” khép lại bằng yêu cầu các giáo sư chấm dứt cuộc nghiên cứu quay trở về Luân Đôn của Hoàng Gia Anh. Trong những dòng nhật ký của mình, giáo sư Spalding nhắc đến việc gặp lại người Ấn kỳ lạ đầu tiên mà ông đã gặp, là người được chỉ định sẽ giúp đỡ các ông trong hành trình khám phá mảnh đất tâm linh còn chứa nhiều bí ẩn. Ba vị giáo sư quyết định ở lại để tiếp tục cuộc hành trình của mình lên Tuyết Sơn, không phải là cuộc hành trình tìm kiếm những chân lý bên ngoài, mà là trở về – trở về phương Đông.

Review Hành Trình Về Phương Đông sau khi đọc xong

Hành Trình Về Phương Đông - quyển sách để đời của tác giả
Review Hành Trình Về Phương Đông

Review Hành Trình Về Phương Đông của tác giả Baird T. Spalding là cuốn sách kể về cuộc hành trình của những nhà khoa học từ phương Tây đã gạt bỏ mọi thành kiến để đặt chân đến trời Đông. Họ tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá những giá trị vĩnh hằng của nhân loại – kho báu học thuật về yoga, khí công, tâm linh.

Tuy là một cuốn sách nổi tiếng và phổ biến nhưng theo tôi nó vẫn kén người hiểu và yêu thích. Đã nhiều người đọc và bình luận rằng nó khó hiểu. Theo tôi cuốn sách này sẽ phù hợp với những người tìm hiểu tâm linh, chay tịnh. Thật may mắn vì tôi đã chọn đọc nó đúng thời điểm, nếu là hai năm trước thì có lẽ tôi đã vứt nó qua một bên và chê bai thậm tệ. Cuốn sách như mọi cuộc hành trình khác, đầy gian truân và chứa đựng nhiều triết lý giá trị.

Trong cuốn sách, tác giả nêu rõ sự đối lập giữa hai nền văn hoá: Phương Đông thì quá nhiều lòng tin, còn phương Tây thì luôn muốn mọi thứ có logic, chứng minh bằng vật chất. Cả hai đều có khiếm khuyết và cần bổ trợ cho nhau. Cuốn sách như mở ra cầu nối giữa khoa học và minh triết, giúp thế giới hài hoà hơn. Những điều khoa học hiện đại chưa thể chứng minh thì các cao nhân Ấn Độ đã thấu tỏ từ hàng ngàn năm trước.

Một số người chê bai cuốn sách này quá ảo, dẫn dắt và đầy mê tín. Nhưng cũng trong chính cuốn sách đã nói: “Bạn giống như một ly nước đầy, có rót thêm cũng chỉ tràn ra ngoài.” Vậy việc đầu tiên là phải đổ bớt nước ra, đồng nghĩa với việc loại trừ định kiến mới có thể thu thập thêm nhiều kiến thức.

Nhân quả thường đến muộn nên ta nhầm tưởng rằng chúng không có thật. Nhưng có vẻ như cuốn sách đã đưa ra những lý luận khá hay để chứng minh nhân quả tồn tại, bằng cách so sánh sự tác động của mặt trăng đối với thuỷ triều, sự hoàn hảo về khoảng cách giữa trái đất, mặt trăng, mặt trời. Chiêm tinh học không khác gì một bộ môn khoa học nhưng đã bị lãng quên từ lâu. Nhân quả bị tác động bởi các vì sao chiếu mệnh và cũng thay đổi bởi chính tác động của bản thân.

Tôi thấy phần đầu cuốn sách rất thuyết phục và lôi cuốn, nhưng càng về sau thì càng ảo và không thể không ngần ngại nghi ngờ. Những điều kỳ dị vô hình không thể chứng minh bằng những câu chuyện suông miệng. Tuy vậy, cuốn sách vẫn luôn hướng đến những điều thiện lành.

Ngày trước tôi là một người khá sợ cái chết, vẫn đầy bám chấp. Nhưng cuốn sách này như xoa dịu nỗi lòng tôi, cảm giác nhẹ lòng hơn. Khi đã thấu hiểu phần nào thì cái chết không còn là đau buồn nữa. Cách trình bày về những lời khuyên răn cũng nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người.

> “Tự do tư tưởng không phải là ta muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, mà còn là giải thoát ta ra khỏi các áp lực bắt ta phải suy nghĩ theo một lề lối nào đó.”

Áp đặt suy nghĩ chính là giết chết nhân tài. Vì vậy những người thành công luôn là những người dám nghĩ khác, làm khác.

> “Chúng ta càng ham muốn thì càng sợ hãi, càng sợ hãi thì càng đau khổ.”

Bất kể cuốn sách tâm linh nào cũng đều nhắc đến việc ham muốn. Tâm không sinh ham muốn sẽ không bao giờ đau khổ. Con người càng ít nhu cầu, ít ham muốn thì cuộc sống càng dễ dàng và tốt đẹp. Cái ham muốn ấy chỉ là ảo, lúc đạt được ta luôn có cảm giác hụt hẫng vì nó không phải cảm giác mà ta nghĩ trước đó.

Hạnh phúc tạm bợ mà loài người luôn u mê chạy theo. Họ nghĩ đấy đã là khó khăn lắm rồi. Khó khăn lắm mới mua được căn nhà mà sao chẳng thấy vui? Hạnh phúc vĩnh hằng còn khó hơn gấp trăm ngàn lần nhưng khi đạt đến thì sẽ viên mãn đời đời.

Tóm lại, Hành trình về phương Đông là một cuốn sách chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích, triết lý dễ hiểu, nghiêng về tâm linh và niềm tin. Giúp ta biết được những lợi ích từ việc ngồi thiền, tập yoga,… Nếu là người đang bắt đầu tìm hiểu về tâm linh thì bạn nên tìm đọc để tham khảo.

Review Hành Trình Về Phương Đông của các độc giả

Review Hành Trình Về Phương Đông của bạn Chí Minh

Cuộc đời và sự giảng dạy của các bậc thầy vùng Viễn Đông (Bộ 6 tập), Baird T. Spalding

Năm 1924, Spalding xuất bản tập đầu tiên về Cuộc sống và sự giảng dạy của các bậc thầy vùng Viễn Đông. Nó mô tả các chuyến đi đến Ấn Độ và Tây Tạng của một nhóm nghiên cứu gồm mười một nhà khoa học vào năm 1894. 

Trong chuyến đi của họ, họ tuyên bố đã tiếp xúc với “Các bậc thầy vĩ đại của dãy Himalaya”, những sinh vật bất tử mà họ đã sống và nghiên cứu, có được cái nhìn sâu sắc về họ. cuộc sống và thông điệp tinh thần. Sự tiếp xúc gần gũi này giúp họ có thể chứng kiến ​​nhiều nguyên tắc tâm linh mà những Vị Đạo sư vĩ đại này đã chuyển hóa vào cuộc sống hàng ngày của họ, mà Baird T. Spalding mô tả là những hành vi có thể thực hiện được bởi bất kỳ ai biết đến con người “ĐÚNG” của mình. 

Những ví dụ như vậy là đi trên mặt nước, hoặc bày ra bánh mì để cho người đói ăn – tương tự như một số hành vi được các đạo sư phương đông thực hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mặc dù hầu hết các hành động diễn ra ở Ấn Độ, các Đại Đạo sư nói rõ rằng hiện thân vĩ đại nhất của trạng thái Giác ngộ là của Đấng Christ – sự khám phá ra nguồn sức mạnh của con người bên trong chính mình – ánh sáng của Đức Chúa Trời – ý thức Đấng Christ. 

Đó có phải là trạng thái “Đấng Christ” không: Các Đạo sư chấp nhận rằng Đức Phật đại diện cho Con đường dẫn đến Giác ngộ, nhưng họ quy định rõ ràng rằng Ý thức Đấng Christ là Sự giác ngộ, hay một trạng thái ý thức mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm – Đấng Christ ánh sáng của mỗi cá nhân; do đó, ánh sáng của mọi đứa trẻ được sinh ra trên thế giới.

Review Hành Trình Về Phương Đông của bạn Minh Đức

Cách đây không lâu tôi đã không nghĩ đến việc chọn một cuốn sách như thế này, và nếu có thì tôi đã chế giễu và ném nó sang một bên với vẻ bề ngoài tự mãn của một kẻ vô thần. Rất may, tâm trí của tôi đã mở ra phần nào, và mặc dù tôi vẫn còn hoài nghi và thận trọng khi nói đến các vấn đề tâm linh, trái tim, gan dạ và tâm trí của tôi đã kết nối với bộ sách này một cách sâu sắc. 

Nội dung triết học chỉ đơn giản là khẳng định lại trải nghiệm cá nhân gần đây của tôi, khuyến khích lòng cởi mở và gạt bỏ nỗi sợ hãi của tôi. Tôi biết rằng những người có một thông điệp tâm linh có khả năng vang dội với tôi không bao giờ áp đặt thông điệp đó trong những giáo điều hoặc hệ thống niềm tin được quy định. Cuốn sách này trình bày đơn giản, nó không cố gắng thuyết phục.

Review Hành Trình Về Phương Đông của bạn Văn Hoàng

Những cuốn sách này đã thay đổi cuộc đời tôi. Đã có nhiều cuộc tranh luận về tính xác thực của vật liệu – tôi không quan tâm. Tôi thực sự cần tài liệu này để mở rộng tâm trí của mình để tin tưởng – nếu ngay cả trong một khoảnh khắc trốn thoát ngắn ngủi – vào khả năng còn nhiều hơn thế nữa đối với sự tồn tại của chúng ta và khả năng tạo ra / thay đổi / thay đổi cách sống của chúng ta. .

Tôi thấy rằng tôi vẫn cần phải kiểm tra xem mình có thể đạt được mức độ quyền lực và khả năng làm chủ nào trong cuộc sống hay không.

Tôi có thể cần phải ngồi xuống và xem lại những cuốn sách này một lần nữa trong tương lai gần để xem chúng tấn công tôi như thế nào bây giờ.

Review Hành Trình Về Phương Đông của bạn Huyền Nguyễn

Wow, cuốn này ấn tượng thật đấy. Một hệ thống tư tưởng khá đầy đủ về thần linh, về cách tu tập, về phần xác, hồn và thần của con người… được đưa ra rất thuyết phục. Không tính đến chuyện có tin những quan điểm đấy hay không thì nguyên việc đọc cũng đủ thú vị lắm rồi. Phần mình thấy cuốn hút nhất là Cõi vô hình, viết về trung giới với 7 cảnh giới mà khi người ta chết, vía sẽ lần lượt trút bỏ ham muốn, dục vọng để lên được từng tầng một. 

Cuốn này cũng không hẳn là về một tôn giáo cụ thể nào cả, theo như các vị chân sư thì những tư tưởng của các tôn giáo khác nhau đều có chung nội dung nhưng được thể hiện dưới hình thái ngôn ngữ khác nhau, và những dẫn chứng đưa ra cũng rất thuyết phục.

Trong quá trình đọc cuốn này, mình đã không ít lần nghi ngờ và đến giờ khi đã đọc xong thì vẫn có siêu nhiều những vấn đề được nhắc tới trong cuốn sách làm mình lấn cấn. Nhưng bỏ qua những mối nghi đó thì tư tưởng bao trùm của cuốn sách là hoàn toàn rõ ràng và chắc chắn: Lối sống thiện tâm, không làm điều ác, giúp đỡ kẻ khó khăn, coi của cải là vật ngoài thân… luôn là điều tất cả nên làm dù vô thần hay hữu thần.

Review Hành Trình Về Phương Đông của bạn Hương Nguyễn

Theo giới thiệu của sách:

Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.

Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết….

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thư từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Spalding – tác giả hồi ký đặc biệt này.

Đây có lẽ là tóm tắt tốt nhất về quyển sách. Tuy nhiên, điều tôi thích ở quyển sách này là những phần khác. Một số dự báo của một tu sĩ: thế kỷ này là thế kỷ của Duy tâm, nghĩa là con người bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực tâm linh và thấy được gắn kết khoa học của nó. Nếu nghiệm lại, tôi thấy khá đúng.

Đọc quyển này, tôi hiểu hơn về khoa học thực nghiệm. Những gì mà chúng ta gọi là khoa học hiện nay là khoa học thực nghiệm, nghĩa là có những bằng chứng cụ thể của lý thuyết đó. Vậy những gì chúng ta không kiểm nghiệm được thì sẽ không có hay sao? Sự hiểu biết của con người so với vũ trụ là hạn hẹp. 

Chúng ta chỉ có thể nói thế này: cho đến nay tôi tin rằng … (khoa học thực nghiệm), còn lại thì tôi không biết (chứ không phải chắc chắn là không có).

Các tôn giáo khác nhau như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo,.. và các đấng tối cao của họ có tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, bản chất đó chỉ là tên gọi khác nhau để chỉ cùng một đối tượng: đấng toàn năng, Thượng Đế, ông trời,… Nếu nghiên cứu sâu hơn, ta thấy các lời răn dạy khác về ngôn ngữ, cách diễn đạt nhưng cuối cùng cũng hướng người ta đi về một con đường.

Review Hành Trình Về Phương Đông của bạn Thanh Nguyên

Nếu một cuốn sách hay là cuốn mang tới cho mình nhiều CÂU HỎI hoàn toàn mới, thì mình cho rằng đây là một cuốn sách rất hay. Nó mang tới hàng loạt câu hỏi mà mình chưa từng nghĩ tới.

  • 1) Liệu có các chân sư vĩ đại sống cả 500 tuổi nhưng nhìn họ trẻ như người 40 tuổi?
  • 2) Vì sao các chân sư không lộ diện mà sống ở những nơi bí ẩn?
  • 3) Liệu có cuộc sống sau khi chết?
  • 4) Liệu con người có dám tin vào những khả năng đặc biệt như phép màu: đi trên nước, thần giao cách cảm, biến ra thức ăn… mà các chân sư trên dãy Hy Mã Lạp Sơn đã làm được?
  • 5) Tài năng siêu nhiên của các chân sư là luyện tập hay bẩm sinh?
  • 6) Mấy ông chân sư sống lâu mấy trăm tuổi trong cô đơn hoang vắng để làm gì chứ?
  • 7) Ba phương pháp nào các chân sư đã luyện tập để kéo dài sự sống?
  • 8) Nếu có tài năng như vậy sao các chân sư không muốn trở thành các tỷ phú?
  • 9) Liệu có tồn tại cách chữa bệnh không dùng bất kỳ loại thuốc nào?
  • 10) Liệu con người có bay được?
  • 11) Liệu thượng đế có tồn tại?
  • 12) Liệu có một chiều không gian thứ 4? Có cõi giới vô hình hay ko?
  • 13) Tại sao voi sống lâu hơn khỉ, rùa sống lâu hơn kiến…?
  • 14) Vì sao các chân sư đều luyện tập YOGA và THIỀN?
  • 15) Điều gì khiến con người bị mắc kẹt… để đạt được những năng lực siêu nhiên như các chân sư?
  • 16) Tại sao các tu sĩ chân chính rút vào rừng sâu trú ẩn?
  • 17) Trên nấc thang tiến hóa Darwin, các chân sư ở khoảng cách xa như thế nào so với các tu sĩ, và thấp nhất là con người?
  • 18) Vì sao các chân sư có khả năng cảm hóa được cả hổ dữ?
  • 19) Vì sao các chân sư có thể thoát xác được?
  • 20) Chiêm tinh học chia con người làm mấy ĐỨC TÍNH?
  • 21) Khi sinh ra, con người mang trong mình ĐỨC TÍNH nào?

Những câu hỏi này nếu trả lời được, và hiểu tường tận, có thể con người sẽ trải qua một thay đổi bước ngoặt, một cột móc tiến hóa, vì đạt được sự GIÁC NGỘ TÂM LINH.

Dù còn hơi hoài nghi vì ma lực của tự nhiên, xen lẫn chút mông lung về những năng lượng vô hình… nhưng đã để lại mình nhiều câu hỏi rất mới… tò mò và đáng sợ!

Lúc trước có nghe một ông chú nào nói rằng: để đưa nhận thức lên tầm cao mới, ít nhiều con người phải tìm tới tâm linh.

Trên đây là review Hành Trình Về Phương Đông và cảm nghĩ về quyển sách này. Quyển sách có thể hợp với người này, nhưng chưa chắc những người khác sẽ thích. Vì vậy, Tôi chỉ đưa ra quan điểm của mình để mọi người có thể tham khảo. Quyết định cuối cùng vẫn là ở bạn. Thân chào!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn