Kinh tế ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống, từ việc hôm nay ăn gì cho tới bầu chọn cho ai sẽ có mặt trong hội đồng thành phố. Dù phạm vi của kinh tế rất rộng nhưng vẫn rất ít người hiểu rõ tầm quan trọng của nó.
Hiểu biết về nền kinh tế giúp bạn làm rất nhiều thứ và các bạn
sẽ hiểu là việc in tiền và việc suy thoái kinh tế không nghiêm trọng như chúng
ta vẫn nghĩ, khi các bạn hiểu biết về nền kinh tế thì các bạn sẽ biết nên sử dụng
tiền của mình như thế nào cho nó thông minh tại vì các bạn biết trước là nền
kinh tế sẽ diễn biến như thế nào. Vậy nên trong bài viết này mình sẽ tóm tắt lại
những gì các bạn cần biết để hiểu về cách thức hoạt động của nền kinh tế.
1. Nền kinh tế là gì?
Nền kinh tế của chúng ta được hình thành từ vô số những quá
trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa người với người
Ví dụ: Ông A đưa một số tiền cho ông B và nhận lại được một
món hàng hóa và dịch vụ từ ông B
Ông C đưa một số tiền cho ông D và nhận lại được một món hàng
hóa và dịch vụ từ ông D
Nền kinh tế của chúng ta được hình thành từ vô số những quá
trình trao đổi như trên
Ví dụ khác: bạn bỏ một số tiền 2tr để mua một đôi giày Nike
=> đây chính là một quá trình trao đổi
Để những quá trình trao đổi này diễn ra một cách trơn tru hiệu
quả, và không gặp vấn đề thì phải có một đơn vị quản lí tất cả những quá trình
trao đổi này. Vậy
thì ở Vietnam chúng ta Nhà nước là người quản lí tất cả những quá trình trao đổi
này. Nhà nước sẽ quản lí tất cả quá trình trao đổi này qua hai công cụ phổ biến
nhất là : Lãi suất và In tiền
2. Nhà nước đã làm gì để điều tiết toàn bộ nền kinh tế?
Chúng ta sẽ có một công thức để diễn tả toàn bộ nền kinh tế như sau:
Nhìn vào công thức ta có thể thấy
Nếu mọi người chi qua nhiều, tổng chi tăng
lên thì giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên và đây gọi là Lạm phát
Ví dụ: trước đây bạn ăn tô phở chỉ có 30k
nhưng nay bạn phải trả 50k cho một tô phở
Còn ngược lại mọi người không chi tiền nữa
mà gửi ngân hàng thì tổng chi của nền kinh tế giảm thì giá cả của hàng hóa và dịch vụ giảm theo, và đây gọi là hiện
tượng giảm phát
Ví dụ: trước đây bạn ăn tô phở chỉ có 50k
nhưng nay bạn phải trả 30k cho một tô phở
Và cả hai hiện tượng làm phát và giảm phát
này đều nguy hiểm, cho nên nhà nước phải điều tiết nền kinh tế sao cho lạm phát
và giảm giảm không xảy ra quá mất kiểm soát
Nói tới đây thì có bạn sẽ thắc mắc rằng,
vậy nhà nước sẽ tang lãi suất để người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn và nhờ vậy tổng
chi sẽ giảm và giá sẽ giảm như vậy sẽ điều tiết được lạm phát, thì giải thích
như vậy có đúng hay không? Câu trả lời là không
Vì trong tổng chi tồn tại hai yếu tố: Tiền
và Tín dụng
3. Tín dụng là gì?
Tín dụng là nợ ó,
Ví dụ: lương của bạn là 20tr/tháng
Năm nay iphone ra iphone 15, tháng đó bạn
không có tiền để mua iphone, thì bạn phải lấy thẻ tín dụng cà thêm 30tr nữa để
mua iphone 15, như vậy tổng chi của bạn bây giờ là 50tr và 50tr này bao gồm
20tr từ tiền của bạn và 30tr đến từ yếu tố tín dụng
Vậy tín dụng ở đây chính là nợ, tín dụng
tạo nên một chu kì lên xuống trong nền kinh tế
Lý do mà mình nói tín dụng rất quan trọng
vì nó tăng chi rất nhanh chóng trong khoản thời gian rất ngắn, và tại sao điều đó
lại quan trọng, vì tăng chi đồng nghĩa với tăng thu nhập
Hãy nhớ câu thần chú: chi tiêu của người
này là thu nhập của người khác
Ví dụ:
Ông A có số tiền 10tr, ông chi 10tr để mua
một cái iphone cũ của ông B thì lúc này ông B có thu nhập là 10tr => chi tiêu
của ông A chính là thu nhập của ông B
Và chúng ta để ý là gì, nếu k có yếu tố tín
dụng thì đồ thị nó sẽ đi ngang còn nếu có yếu tố tín dụng, thì đồ thị sẽ biểu
diễn lên xuống biểu thị nền kinh tế phát triển. Tín dụng sẽ giúp nền kinh tế phát
triển bởi vì nó giúp mọi người tăng chi rất nhanh giúp tăng thu nhập
Và thêm một sự thật nếu bạn chưa biết, Tại
sao nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh chóng trở thành nền kinh tế đứng đầu thế
giới, một phần lí do và vì tín dụng mà Mỹ sở hữu đã từng có một thời điểm lớn hơn
tổng số tiền mà họ có tới 16 lần, tức là lượng nợ mà họ sở hữu lớn hơn lượng tiền
mà họ có là 16 lần, nước Mỹ sử dụng tín dụng rất triệt để và đó là lí do tại
sao nền kinh tế họ phát triển rất nhanh
Tuy nhiên cái gì có mặt tốt cũng sẽ có mặt
xấu, tín dụng sẽ giúp nền kinh tế phát triển rất nhanh nhưng nó cũng sẽ dẫn tới
một kết quả rất tai hại sẽ được mình nói ở phần sau
4. Nhà nước điều tiết nền kinh tế như thế nào?
- Trường hợp 1: Nhà nước đang gặp vấn đề về Lạm phát
Khi lạm phát nhà nước sẽ tăng lãi suất (không
phải để ng dân gửi tiền vào ngân hàng nhiêù hơn) để giảm lượng tín dụng trên thị
trường xuống để ngdan không mượn được tiền nữa như vậy ngta sẽ giảm chi tiêu và
giảm thu nhập đi => tổng chi giảm=>
giá cả hàng hóa giảm => Lạm phát được kiểm soát
Khi thu nhập giảm, kinh tế sẽ đi xuống
hay nói cách khác suy thoái kinh tế sẽ diễn ra
Nên nhà nước sẽ phải rất cân nhắc làm sao
để việc tăng lãi suất phải cân bằng giữa hai yếu tố lạm phát và suy thoái kinh
tế
- Trường hợp 2: Nhà nước gặp vấn đề về Giảm phát
Nhà nước sẽ giảm lãi suất để tác động đến
yếu tố tín dụng để tăng tín dụng lên, thúc đẩy mọi người đi vay => chi nhiều
hơn => Thu nhập tăng => tổng chi thị trường tăng => giá cả tăng trở lại => kinh tế phát
triển.
Khi nền kinh tế suy thoái quá lâu, nhà nước
sẽ tăng lãi suất để kích thích nền kinh tế hoạt động trở lại
Nhưng trong thực tế, không phải cứ giảm lãi
suất là kinh tế phát triển trở lại, vì lãi suất giảm thì cũng chỉ giảm tới một
mức độ nhất định chứ không thể nào giảm xuống dưới mức 0% hoặc thấp hơn như vậy
được, cho nên sẽ có một số trường hợp kinh tế suy thoái tới mức mà không thể giảm
lãi suất để tăng kinh tế trở lại thì trong trường hợp đó không chỉ là suy thoái
kinh tế mà nó sẽ bước tới giai đoạn đại khủng hoảng kinh tế
Là đó chính xác là những gì đã xảy ra ở
thị trường Mỹ vào năm 1929 và năm 2008
khi mà nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng tới mức mà lãi suất giảm gần bằng 0%
nhưng cũng k vực dậy được nền kinh tế, và một ví dụ khác là nền kinh tế Nhật vào
năm 1989 cũng gặp trường hợp tương tự
hết phần 1