Tư duy ngược là gì?
Tư duy ngược là lối tư duy đi ngược lại với tư duy thông thường. Khi đó, thay vì đưa ra một mục tiêu cơ bản và tìm cách giải quyết thì tư duy ngược lại làm điều ngược lại.
Chẳng hạn, khi bạn cần giải quyết một vấn đề làm hài lòng khách hàng, người có tư duy thông thường sẽ suy nghĩ về các cách để làm hài lòng khách hàng, trong khi người có tư duy ngược lại suy nghĩ về các hành động làm khách hàng khiến thấy không hài lòng.
Tư duy ngược bạn có thể nhận thấy khi:
- Cuộc thảo luận có hai và chỉ có hai lựa chọn.
- Hai lựa chọn này có xu hướng định hình tất cả cuộc trò chuyện trong lĩnh vực mà chúng diễn ra và thường hoạt động như một rào cản đối việc định khung thay thế hoặc làm cho cuộc trò chuyện nhiều sắc thái hơn.
- Các lựa chọn này có thể tốt và tùy chọn còn lại là xấu. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của bạn.
- Con người thường thấy gắn bó cảm xúc với với vị trí của mình.
Tư duy ngược được coi là một cách tiếp cận giải quyết vấn đề hiệu quả mà lối tư duy thông thường không thể làm được. Chẳng hạn trong câu chuyện “Bán lược cho sư”, người bán hàng đã áp dụng tư duy ngược một cách hiệu quả để đem đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Ưu nhược điểm của tư duy ngược
Ưu điểm của tư duy ngược
Trong kinh doanh, tư duy ngược được sử dụng khá phổ biến trong việc tìm ra những hướng giải quyết vấn đề mang tính đột phá, khác biệt. Điển hình như các tỷ phú Bill Gates, Donald Trump, v.v, họ thường lựa chọn đi ngược lại số đông để tạo ra sự khác biệt và thành công cho doanh nghiệp.
Trong cuộc sống hàng ngày, tư duy ngược cũng giúp chúng ta giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và tạo nên điểm khác biệt giữa từng cá thể. Vì suy nghĩ của họ thường đi ngược với số đông nên đôi khi được coi là dị biệt, khác người.
Nhược điểm của tư duy ngược
Vì tư duy ngược giúp chúng ta có những ý tưởng táo bạo nhưng đôi khi nó không mang lại hiệu quả như bạn kỳ vọng, bạn sẽ đối mặt với một thực tế rằng “được ăn cả ngã về không”.
Khác với lối tư duy thuận chiều, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn bình thường để suy nghĩ ngược mang lại hiệu quả tốt.
5 đặc điểm của tư duy ngược
Dưới đây là 5 đặc điểm của tư duy ngược mà Glints muốn chia sẻ đến bạn.
Đưa ra hai lựa chọn
Cấu trúc của tư duy ngược bao gồm hai lựa chọn, chúng có thể bổ sung hoặc đối lập nhau theo một cách nào đó.
Sự thiếu chắc chắn và cảm giác “lấn cấn”
Sự thiếu chắc chắn khi đối mặt với những kết quả quan trọng và vấn đề phức tạp có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Khi đó, chúng ta sẽ phản ứng bằng việc tránh xa nó càng nhanh càng tốt.
Một trong những cách làm tốt nhất thực hiện điều này tìm đến người có nhiều kinh nghiệm hơn để được hỗ trợ và hiểu mình cần làm gì.
Sự thật khách quan
Tư duy ngược phản chiếu tính khách quan của người thứ ba lên một thế giới không tồn tại.
Bỏ qua bối cảnh
Tư duy ngược là một kiểu nhận thức và suy nghĩ chỉ nhìn thấy ở tại một thời điểm và không nhận ra tổng thể theo bối cảnh lớn hơn.
Thói quen trong suy nghĩ
Khi một thói quen được hình thành thì rất khó thay đổi và nó sẽ diễn một cách tự động. Tư duy ngược mang tính thói quen và không tạo ra bất kỳ điều gì mới từ tư duy ngược.
Áp dụng tư duy ngược dựa trên mô hình 5 bước
Làm thế nào để áp dụng tư duy ngược một cách hiệu quả? Cùng tham khảo ngay các bước dưới đây nhé.
- Đầu tiên, bạn cần xác định vấn đề và thách thức cần phải giải quyết
- Bước hai, bạn đảo ngược vấn đề bằng việc đặt ra các câu hỏi “Làm thế nào để tạo ra vấn đề?”; “Vấn đề này được tạo ra như thế nào?”, v.v. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng vấn đề và tìm ra hướng giải quyết mới mẻ, hiệu quả.
- Bước ba, bạn hãy liệt kê tất cả các ý tưởng có được từ việc tư duy ngược
- Bước bốn, biến những ý tưởng đã có thành giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề gặp phải.
- Bước cuối cùng, bạn cần đánh giá mức độ hiệu quả của từng giải pháp và đưa ra phương án tối ưu nhất.
Một số tư duy ngược nên tham khảo
Tư duy ngược là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong đời sống, lẫn trong công việc. Do đó, bạn cần biết cách trau dồi và rèn luyện nó.
Dưới đây là 5 tư duy nên có mà bạn có thể ứng dụng để rèn luyện khả năng tư duy ngược và giúp bản thân tốt hơn mỗi ngày:
- Không chờ rảnh rỗi mới làm, mà hãy làm để rảnh hơn
- Không chờ học xong mới làm, mà hãy làm để học được nhiều hơn
- Không đợi giỏi rồi mới làm, mà hãy làm nhiều để giỏi hơn
- Không chờ đủ mối quan hệ mới làm, mà hãy làm để có thêm các mối quan hệ mới
- Không chờ đủ động lực mới làm, mà hãy làm để có thêm động lực