Tảng băng trôi!!!

Trong khoa học, hiện tượng vật lý tảng băng trôi là một khối băng trôi tự do trên biển hay đại dương. Theo quy luật, các tảng băng trôi được tách ra từ các khối băng lục địa.

Nguyên lý tảng băng trôi là một trong những nguyên lý được sử dụng rất nhiều lĩnh vực đời sống nói chung và kinh doanh nói riêng. Trong kinh doanh, việc tìm hiểu và áp dụng nguyên lý tảng băng trôi sẽ rất hữu ích đối với người giám đốc điều hành, nhất là trong lĩnh vực quản trị nhân sự. 

Nguyên lý tảng băng trôi là phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm mà tác giả chỉ đề cập đến một phần nổi bật, các tầng ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích. Cũng như vậy, trong mọi sự vật, sự việc trên đời này đều có hai mặt: một mặt nổi và một mặt chìm.


KỸ NĂNG: Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi tại sao người ta lại làm được còn mình cũng nỗ lực mà làm không được, vậy liệu kỹ năng bên trong người đó là gì chúng ta có nhìn thấy và hiểu được, bên trong họ là sự trao dồi kiến thức và trao dồi kỹ năng liên tục.

NIỀM TIN: đây là cái sâu hơn mà mình không nhìn thấy, khi bạn tin bạn làm được thì bạn sẽ có được ý chí mạnh mẽ để hành động, ý chí sẽ đến từ niềm tin. Ví dụ như bạn làm hệ thống mỹ phẩm, nếu bạn không có niềm tin bạn làm được thì sẽ rất thách thức để bạn hành động. Mỗi người sẽ có một niềm tin sâu ẩn bên trong mà không ai nhìn thấy ngoài bạn.

GIÁ TRỊ: Mỗi người sẽ có một giá trị sống riêng, và theo đuổi, sống vì nó, khi bạn làm gì mà trái với giá trị bản sẽ cảm thấy bức rức, không thoải mái. Khi được sống đúng với giá trị của mình lựa chọn thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.

NHÂN DẠNG: hiểu nôm na là bản dạng nhận diện ra con người, là tổng thể để nhận dạng ra một người, nó bao gồm cả kỹ năng, niềm tin, giá trị, phẩm chất của một người.

Và những yếu tố phần dưới tảng băng này trôi nó sẽ chi phối mạnh mẽ để những thứ bề nổi của tảng băng trôi.

Nguyên lý tảng băng trôi đã chỉ ra rằng nếu coi doanh nghiệp là một con tàu lớn và nhân sự là tảng băng trôi thì một cá nhân tồi vẫn có thể giết chết sự sống còn của tổ chức lớn. Bài toán được đặt ra hàng đầu trong quản trị nhân sự là phải hiểu được “bản chất” của nhân viên. Đây là vấn đề nan giải bởi để hiểu một người không phải là chuyện ngày một ngày hai.



Ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi trong cuộc sống 

Nguyên lý “tảng băng trôi” giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi. Phần bề nổi để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm như thế nào? Phần nửa nổi nửa chìm để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm những gì? Phần chìm để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ra làm điều đó? Để hiểu được nhân sự cần một quá trình tiếp xúc và tìm hiểu lâu dài. Chúng ta không chỉ cần hiểu về hành vi họ làm như thế nào mà cần điều chỉnh để hành vi của họ trở nên tốt đẹp và tích cực hơn.

Ứng dụng trong kinh doanh

Nguyên lý tảng băng trôi cũng có thể được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh để giúp các doanh nghiệp đạt được thành công bền vững. 

Trong kinh doanh, nguyên lý này có thể được ứng dụng vào việc đánh giá và lựa chọn đối tác kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ. Thay vì chỉ tập trung vào những điểm sáng, những đánh giá, phản hồi và ý kiến của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ hơn về các yếu tố ẩn đằng sau, chẳng hạn như tâm lý khách hàng, sự thay đổi trong nhu cầu mua sắm, hoặc thị trường cạnh tranh.

Ngoài ra, việc ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi còn giúp các doanh nghiệp phát hiện và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn, những yếu tố không rõ ràng, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. 

Ứng dụng trong Marketing

Nguyên lý tảng băng trôi còn có thể được áp dụng trong lĩnh vực Marketing để giúp các nhà quảng cáo và nhà sản xuất hiểu được đánh giá của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Khi tiếp cận với khách hàng, các nhà quảng cáo cần phải tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn và phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mặt nổi, các nhà quảng cáo sẽ không thể hiểu sâu hơn về những vấn đề khách hàng đang gặp phải.

Do đó, nguyên lý tảng băng trôi có thể được áp dụng để giúp các nhà quảng cáo tìm hiểu sâu hơn về mong muốn của khách hàng bằng cách quan sát các hành vi của họ và thu thập phản hồi. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng các công cụ như khảo sát khách hàng, phân tích hành vi trên trang web, theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội, và tương tác trực tiếp để thu thập thông tin.

Ứng dụng trong tình yêu

Tình yêu có thể nói là một phạm trù rất khó để có thể áp dụng những nguyên tắc cụ thể. Tuy nhiên, lại có thể ứng dụng để giúp đôi tình nhân cảm nhận và hiểu rõ hơn về nhau. Đôi khi, chúng ta dễ dàng đánh giá và đưa ra kết luận sai lầm về người mình yêu thương chỉ dựa trên bề ngoài, những hành động và lời nói của họ.

Tuy nhiên, giống như tảng băng trôi, sự thật về một người và mối quan hệ của hai người chỉ có thể được hiểu rõ hơn khi ta tìm hiểu sâu hơn về tâm hồn, suy nghĩ, cảm xúc và quá trình trưởng thành của họ.

Cụ thể, nguyên lý tảng băng trôi có thể áp dụng trong tình yêu như sau:

  • Không đánh giá quá nhanh: Trong tình yêu, nhiều khi chúng ta thường quá nóng vội trong việc đánh giá một người. Chỉ nhìn bề ngoài, đánh giá bằng cảm tính và bỏ qua những khía cạnh quan trọng khác. Nguyên lý khuyến khích chúng ta nên tìm hiểu và cảm nhận người kia bằng tâm trí và trái tim, để có thể đánh giá đúng và tránh gây ra những sai lầm trong quan hệ.
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định: Trước khi quyết định yêu ai đó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng về họ, về tính cách, sở thích, giá trị sống, ước mơ và mục tiêu trong cuộc sống. 
  • Đánh giá sự thật: Trong tình yêu, không phải lúc nào cũng là hạnh phúc và ngọt ngào. Có lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, tranh cãi, va chạm và thử thách. Việc ứng dụng nguyên lý tảng băng trôi giúp chúng ta nên đánh giá sự thật và xử lý vấn đề một cách khách quan, giải quyết mọi xung đột một cách hợp lý và tốt nhất cho cả hai người.
  • Chăm sóc và tôn trọng người đối diện: Trong mối quan hệ tình cảm, việc chăm sóc và tôn trọng người đối diện rất quan trọng. Nguyên lý nhắc nhở các đôi yêu nhau nên luôn tôn trọng và chăm sóc người mình yêu thương.

Lý thuyết tảng băng trôi trong tuyển dụng

Những khả năng tiềm ẩn

Lý thuyết này chỉ ra những khả năng tiềm ẩn giúp ứng viên trở nên sự lựa chọn hàng đầu cho một vị trí cụ thể tại doanh nghiệp của bạn.

Kỹ năng: điều mà người ta có khả năng làm tốt, chẳng hạn như lập trình máy tính.

Kiến thức: Những gì người ta biết về một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như ngôn ngữ máy tính.

Giá trị: Hình ảnh của một cá nhân trong một tập thể; nó biểu hiện điều gì là quan trọng và phản ánh giá trị của họ, chằng hạn như một lập trình viên chăm chỉ hay một nhà quản lý tận tâm.

Cách nhìn nhận về bản thân: Phản ánh bản sắc của một người, ví dụ họ coi mình như một chuyên gia máy tính sáng tạo và hài hước.

Thật không may, một hồ sơ chỉ có khả năng cho bạn biết về các kỹ năng và kiến thức dựa trên học vấn, kinh nghiệm thực hiện công việc trước đây của ứng viên. Hai dấu hiệu này là đỉnh của tảng băng trôi – phần mà ta nhìn thấy được trên mặt nước. Nó giúp ta dễ dàng xác định 20% khả năng của một người. 80% Còn lại gồm có những năng lực tiềm ẩn như thành quả giúp sức, cách nhìn nhận bản thân, dấu hiệu và động cơ. Đây là phần chìm của tảng băng và cực kì khó để ta đánh giá các tiềm năng này

Nhận diện nhân tài

Theo lý thuyết tảng băng trôi, yếu tố được ứng viên biểu hiện chi tiết nhất là các kiến thức, kỹ năng thiết yếu cho hoạt động. Tuy vậy, điều đấy vẫn chưa đủ để đem đến sự thành công cho vị trí đang tuyển, mà còn dựa vào động cơ, tham vọng và thành quả cá nhân của người đó.

Ví dụ nếu bạn đang muốn tuyển mộ một quản lý sale, bên cạnh việc nghiên cứu những kỹ năng, kinh nghiệm, doanh số đã đạt cho được, hãy tìm hiểu “tảng băng chìm” của ứng viên bằng các câu hỏi khơi gợi sự nhận xét về thành quả, dấu hiệu, tính bí quyết, động cơ…. Của chính họ trong công tác quản lý. Càng có những thông tin về những giá trị tiềm ẩn mà ứng viên có khả năng đem tới công ty, cơ hội bạn chọn được đúng người cho vị trí này càng cao.

Bất kỳ tảng băng nào cũng có phần nổi, phần chìm và cuộc sống của con người cũng như vậy. Ai cũng biểu hiện một phần nổi ra bên ngoài và bảy phần chìm thì ở bên trong

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn