Tìm hiểu về định luật bánh bơ (Murphy)

Bạn biết về định luật này chứ? Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế thì ai trong số chúng ta đều đã từng trải qua nó rất nhiều lần rồi đấy! Có chằng chỉ là sự khác nhau về tên gọi chẳng hạn như: Họa vô đơn chí, xui tận mạng, quá đen đủi hay "số nhọ!"... Vui vậy thôi hôm nay tôi sẽ giới thiệu về định luật bánh bơ hay định luật Murphy.

định luật bánh bơ, định luật Murphy, kiến thức, số nhọ, đen đủi



Định luật này có nội dung chính như sau: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!

Hoặc có thể hiểu cụ thể ra như thế này: "Nếu có hai hay nhiều cách để làm một điều gì đó, và một trong những cách này có thể dẫn đến thảm họa, thì mọi người thường chọn cách đó! (If there are two or more ways to do something, and one of those ways can result in a catastrophe, then someone will do it)". Đơn giản là việc xấu có cơ may cao hơn. Nếu một việc có khả năng sai xót nó sẽ xảy ra và luôn vào thời điểm bất ngờ nhất. Nhưng bạn đừng lo, nó không mang nghĩa tiêu cực như bạn tưởng đâu. Tại sao ư? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Khi chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy thất bại trong một thí nghiệm tưởng chừng không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hy hữu, ông đã phải thốt lên: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra! (Anything that can go wrong, will go wrong). Thế là định luật Murphy ra đời và sau vài tháng trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.

định luật bánh bơ, định luật murphy, vận rủi, số đen, thí nghiệm, bánh bơ
Thí nghiệm của Murphy
Định luật Murphy còn được gọi là “định luật bánh bơ”, bởi Edward A. Murphy đã dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh ra nó vào năm 1949. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.

Định luật bánh bơ: Nếu có thể, sai sót sẽ luôn xảy ra

Nhiều người đã bật cười khi lần đầu biết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưng đó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vui nhộn chứng minh định luật Murphy. Hãy ngẫm lại, có phải rất nhiều lần bạn thấy như mình cứ bị vận xui bất ngờ “chộp” lấy. Những tình huống này đều đã được kiểm chứng có tuân theo định luật Murphy. Chẳng hạn:

định luật bánh bơ, định luật murphy, vận rủi, số đen, thí nghiệm, bánh bơ• Hết 6 ngày trong tuần bạn đều mang theo ô mặc dù trời tạnh ráo. Buổi sáng cuối tuần tươi đẹp, trời đang xanh trong bỗng đổ mưa to, còn bạn thì ở ngoài đường, diện bộ đồ đẹp nhất và… quên mang dù!

• Bạn xếp hàng tính tiền trong siêu thị, thấy hàng bên cạnh tính nhanh hơn liền bỏ sang hàng đó. Ngờ đâu bạn vừa sang, máy tính tiền của hàng này bỗng bị hỏng và bạn tiếp tục… chờ.

• Nếu có một ống nghiệm rơi ra từ giá đỡ thì nó thường chứa mẫu vật quan trọng nhất.

• Bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.

• Máy chiếu thường hỏng vào ngày diễn ra buổi thuyết trình.

Một số ví dụ khác sẽ có ở cuối bài viết!

Nguyên tắc Murphy cảnh báo, nếu không muốn tình huống xấu xảy ra, hãy hạn chế sai sót hết mức có thể (chẳng hạn, luôn mang theo dù). Bởi chỉ cần có khả năng, việc xấu có rất nhiều cơ hội trở thành hiện thực.

Không ít nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy và khẳng định đó chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức: Ta thường nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn, thế thôi! Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.

Mặt khác, nhiều người còn nhầm tưởng Murphy là định luật mang nghĩa tiêu cực. Thực ra, luật Murphy là nguyên tắc cực kỳ giá trị và hữu ích: 

• Một mặt, giúp dự đoán tất cả tình huống xấu có khả năng xảy ra. Khoa học đã chứng minh, cảm giác mất kiểm soát là nhân tố quyết định tạo ra căng thẳng. Nhờ tiên liệu trước, ta chuẩn bị tâm lý đối mặt với tình huống xấu nhất có thể.

• Mặt khác, giúp đề ra biện pháp để khắc phục, giảm bớt hoặc ứng phó với tình huống xấu đã tiên liệu. Như trong trường hợp Murphy, thí nghiệm của ông thất bại vì lắp ngược một cảm biến. Như vậy, khả năng lắp theo hai chiều của cảm biến (If there are two or more ways to do something…) đã khiến tình huống xấu hơn xảy ra. Bằng cách thiết kế lại để cảm biến chỉ cài được theo một chiều, Murphy không bao giờ mắc phải sai lầm cũ nữa.

Luật của Murphy: không chỉ là thành ngữ

Sau khi công bố, rất nhiều người vẫn xem Murphy là định luật “ngốc nghếch”, thường được dùng như thành ngữ “nói cho vui” chỉ thời điểm gặp xui xẻo.

Đến khi bước ngoặt xảy ra năm 1995, bài viết “Tumbling toast, Murphy's Law and the fundamental constants” của Robert Mathews đăng trên tập san Eurpean Journal of Physics đã khẳng định: luật Murphy có thật. Bằng những khái niệm và định luật cơ học như moment ngẫu lực, lực hấp dẫn, gia tốc trọng trường, lực rơi tự do...; nghiên cứu của Robert cho thấy, luật Murphy là quy luật không thể tránh khỏi của vũ trụ.

Định luật Murphy cuối cùng đã được viết ra trong một phương trình:

Tìm hiểu về định luật bánh bơ (Murphy)

Trong đó, P M là xác suất xảy ra tình huống xấu. K M là hằng số Murphy. F là tần số. U là tính cấp bách, C chỉ tính phức tạp của vấn đề, I là tầm quan trọng của kết quả. Các thông số C, U, I và F có thang điểm từ 1-10. Điền đầy đủ thông số vào phương trình và bạn sẽ có xác suất của tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho vấn đề cụ thể.

Kết quả này mang đến cho Robert Mathews giải Ig Nobel Vật Lý năm 1996.

Trên cơ sở công thức Murphy, năm 2003, giải Ig Nobel Cơ khí một lần nữa vinh danh Edward A. Murphy cùng 2 nhà khoa học quá cố khác - John Paul Stapp và George Nichols - những đồng sự giúp ông chứng minh Luật Murphy. Mãi 54 năm sau khi công bố, định luật Murphy mới được công nhận.

Hãy đón đầu những bất ngờ khó chịu

Từ ngày công bố, kể cả những thời điểm chưa tìm ra công thức Murphy, Luật Murphy vẫn rất phổ biến trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, một môi trường vốn khắc nghiệt và không khoan nhượng với sai lầm.

NASA cũng tin dùng luật Murphy như kim chỉ nam để tránh những thiếu sót “tưởng chừng không thể mắc phải”. Ai có thể tin được chỉ một mẩu dây điện sờn lại khiến tên lửa LockMart Titan 4 nổ tung năm 1998, và sự nhầm lẫn khó tin giữa đơn vị đo mét với đơn vị đo của Anh khi thiết kế đã làm tàu thăm dò Mars Climate Orbite của NASA đâm sầm xuống Hỏa năm 1999. Oái oăm thay, rất nhiều sai lầm tương tự xảy ra trước đó nhưng không được chú ý vì hậu quả không đáng kể. Nếu sớm áp dụng lý thuyết Murphy, hẳn NASA phải thiết kế sao cho tiết giảm tối đa trường hợp có thể sai sót, đặc biệt với tình huống có xác xuất Murphy cao.
Edward A. Murphy
Edward A. Murphy

Đến nay, luật Murphy không chỉ phổ biến trong các ngành công nghiệp kỹ thuật đòi hỏi độ an toàn cao mà còn biến thể thành nhiều nguyên tắc cho các lĩnh vực khác như: luật Murphy trong khoa học, luật Murphy trong tình yêu, luật Murphy trong kinh tế….

Tinh thần Murphy nhắc ta hãy cẩn trọng một cách vui vẻ. Mỗi người đều có thể mắc sai lầm nên hãy cẩn thận hết mức có thể. Quan tâm đến sai sót trong quá khứ để bớt đi nhiều lầm lẫn trong tương lai. Và nếu một điều xấu có khả năng xảy ra, nó hiển nhiên sẽ xảy đến, nên đừng chỉ chăm chăm tin tưởng vào lộ trình đầu tiên đã vạch sẵn. Suốt quá trình thực hiện công việc, cần liên tục đánh giá hiện tại, hoạch định cẩn thận cho tương lai và linh hoạt ứng biến với môi trường luôn thay đổi.

Như Murphy - sau khi công bố Định luật – từng nói: “Tôi không có ý bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các bạn đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng cẩn thận ta sẽ tránh được nhiều tình huống không vui. Thế thôi!”.

Một số ví dụ vui khác về định luật Murphy

Thông minh x Sắc đẹp x Độc thân = Hằng số (Đó chính là số 0).

Nói với một người đàn ông rằng có 300 tỷ (bạn có thể nói số nào bạn thích) ngôi sao trên trời một cách thật thuyết phục và anh ta sẽ tin bạn, nhưng nói với anh ta rằng chiếc ghế trước mặt đang sơn ướt thì anh ta sẽ phải sờ vào ghế bằng được cho dù tay bẩn thì mới tin.

Những phát kiến vĩ đại thường được tạo ra bởi các lỗi lầm khủng khiếp

Một cái máy tính trong vòng 2 giây có thể tạo ra số lỗi bằng 20 người làm việc cật lực trong vòng 20 năm.

thánh nhọ, vận đen, bánh bơ, Murphy

Bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ thời gian để làm một việc cho thật đúng, nhưng luôn có thời gian để làm cho xong việc đó.

Trong thời đại công nghệ phát triển, một trong những điều tiên quyết cần phải làm là chúng ta cần phải biết quên bớt đi những gì chúng ta đã được học.

Thật dễ dàng để làm một thứ đơn giản trở nên phức tạp, và cũng sẽ phức tạp để làm cho đơn giản trở lại.

Không quan trọng bạn bỏ ra bao nhiêu công sức và chất xám cho công trình nghiên cứu của bạn, luôn có người biết nhiều hơn bạn.

Ý tưởng lúc bắt đầu càng thiếu thông minh bao nhiêu, bạn càng mất nhiều tiền để thực hiện nó bấy nhiêu.

Nhân viên kỹ thuật là người duy nhất … không tin vào công nghệ.

Chương trình luôn chạy hoàn hảo trong mọi thời đại… đó chính là virus máy tính.

Nếu một phần mềm chạy, nó là thành phẩm, nếu không, nhà sản xuất sẽ nói … đó là bản thử nghiệm.

Sau khi được tăng lương, số tiền bạn có vào cuối tháng có thể sẽ… ít hơn số tiền bạn có cùng thời điểm lúc chưa được tăng lương.

Nếu đặt quá 2 câu hỏi trong một bức thư bạn thường nhận được câu trả lời cho câu hỏi ít quan trọng hơn.

Con người không bao giờ mắc cũng một lỗi 2 lần, họ mắc đến 3,4,5,6 lần cùng một lỗi ý chứ!

Chức danh càng dài, việc càng ít quan trọng.

Càng biết nhiều, càng ngủ ít!

Làm bất cứ việc gì cũng mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.

Thực hiện được 80% mục tiêu sẽ xất hiện 20% vấn đề khác.

thánh nhọ, số đen, vận rủi

Nếu tím cách làm vừa lòng tất cả mọi người chắc chắn sẽ có ít nhất một người mất lòng.

Nếu bạn gian dối sớm muộn người khác cũng tìm ra.

Không quan trọng việc bạn học chăm đến thế nào, thể nào trong bài thi cũng có một câu mà bạn chẳng biết.

Nếu bạn đang bị tắc đường và cố chuyển sang làn đường mà bạn nghĩ có thể đi nhanh hơn, nhiều khả năng bạn sẽ đang ở làn đường chậm nhất.

Đèn đỏ luôn lâu hơn đèn xanh! 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn