Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh



1. Tại sao cần chú trọng đến quản lý tài chính?

Quản lý tài chính cá nhân là một việc rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp bạn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiền của mình. Ngoài ra, quản lý tài chính cá nhân còn giúp bạn dễ dàng quản lý thu nhập của mình, cân đối được ngân sách dự phòng, chi tiêu và tiết kiệm.

2. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ là một trong những phương pháp quản lý tài chính kinh điển nhất trên thế giới. Kỳ vọng mang đến cho những người áp dụng có thể quản lý tiền bạc một cách thông minh nhất và hướng tới sự tự do tài chính. Bên cạnh đó, bạn có thể vừa áp dụng quy tắc này với những ứng dụng giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng.

Quy tắc 6 chiếc lọ cũng được biết đến với tên gọi: Phương pháp JARS, hướng dẫn người dùng chia đều quỹ tài chính thành 6 phần khác nhau. Mỗi phần tương ứng với một lọ và mang một ý nghĩa riêng biệt. 6 chiếc lọ đều là những nguyên tắc cơ bản và có thể áp dụng cho bất kỳ cá nhân nào, ở mức độ tài chính ra sao một cách hiệu quả.

Theo các chuyên gia kinh tế, quy tắc 6 chiếc lọ được đánh giá là phương án quản lý tài chính hiệu quả cao. Hiệu quả của quy tắc 6 chiếc lọ đã được rất nhiều người trên thế giới áp dụng và thành công, trong đó có cả những doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng trên thế giới. 

3. Nguồn gốc của quy tắc 6 chiếc lọ

Tác giả của những cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như: “ Bí mật tư duy triệu phú”, “Làm giàu nhanh” - doanh nhân Harv Eker chính là “cha đẻ” của quy tắc 6 chiếc lọ. Ông cũng là người sáng lập công ty Peak Potential Training chuyên về các khóa đào tạo, trang bị những kiến thức về giải pháp tài chính thông minh, tư duy triệu phú.

Việc quản lý tài chính cá nhân theo ngài Harv Eker Là hết sức quan trọng. Đây là nhân tố quyết định việc bạn có thể thành công và giàu có hay không. Một điều thú vị nữa là ai cũng có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, không phụ thuộc vào mức độ tài chính. Chính việc học cách quản lý từ những đồng tiền nhỏ nhất mới là tiền đề giúp bạn có rất nhiều tiền.

4. Phân bổ tài chính với 6 chiếc lọ

Lọ Số 1: Chi Tiêu Cần Thiết (NEC) – 55% Thu Nhập

Đây là lọ giúp bạn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu hàng ngày trong cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác. Đây là lọ có tỷ lệ phần trăm thu nhập cao nhất.

Nếu bạn đang sử dụng hơn 80% thu nhập của mình cho các chi tiêu cần thiết, bạn cần tăng thu nhập tổng thể hoặc điều chỉnh lối sống và cắt giảm chi tiêu. Điều này giúp bạn có sự cân bằng tài chính và tránh tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng.

Lọ Số 2: Tiết Kiệm Dài Hạn (LTS) – 10% Thu Nhập

Trong hũ này các bạn sẽ dành ra khoảng 10% trên tổng thu nhập của mình để tiết kiệm nhằm mục đích chi tiêu những khoản cần tiền lớn trong tương lai.

Ví dụ như dùng để mua nhà, mua xe, kết hôn, lo cho con cái,… Đây là chiếc hũ tài chính giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống và đảm bảo tương lai của bạn.

Lọ Số 3: Giáo Dục (EDU) – 10% Thu Nhập

Đầu tư cho bản thân luôn là một khoản đầu tư mang lại siêu lợi nhuận. Bạn cũng có thể sử dụng quỹ này để giao lưu với những người thành công bằng cách mời họ ăn uống hoặc đơn giản chỉ là hẹn gặp để trao đổi.

Hãy dành 10% thu nhập để đầu tư vào các khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc, tham gia một khóa học nghệ thuật, hoặc mua những cuốn sách hay để có thêm kiến thức bổ ích. Điều này giúp bạn nâng cao tri thức và nhân cách, trở thành con người uyên bác và dễ dàng đạt được mục tiêu thành công trong tương lai.

Lọ Số 4: Hưởng Thụ (PLAY) – 10% Thu Nhập

Đương nhiên, bạn vẫn cần thời gian để chăm sóc bản thân. Hãy tiêu hết số tiền trong quỹ này hàng tháng mà không phải suy nghĩ gì cả. Bạn có thể sử dụng quỹ hưởng thụ này để trải nghiệm những điều khiến bạn cảm thấy như người giàu: khám phá những địa điểm mới, thưởng thức những món ăn mà trước đây chỉ nghe qua.

Nếu bạn không có khoản chi này, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt và thiếu sự cân bằng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chi tiêu quá đà cho mục đích này. Hãy tìm cách sử dụng hết số tiền trong quỹ này mỗi tháng và mang lại cho bản thân những cảm xúc tích cực nhất. Đây cũng là 1 cách để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả.

Lọ Số 5: Quỹ Tự Do Tài Chính (FFA) – 10% Thu Nhập

Tức là khoản tiền tiết kiệm dùng để đầu tư, góp vốn với mục đích gia tăng thu nhập. Nếu các bạn tìm được dự án đầu tư, góp vốn nào có tính khả thi cao thì có thể thử sức.

Biết đâu lại tạo ra được một “con ngỗng đẻ trứng vàng”. Tuy nhiên, đã đầu tư thì sẽ có rủi ro nên các bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý trước.

Lọ Số 6: Quỹ Từ Thiện (GIVE) – 5% Thu Nhập

“Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình”. Theo lọ thứ 6, hãy dành 5% thu nhập cho các hoạt động thiện nguyện và quan tâm đến những người xung quanh. Bạn có thể giúp đỡ người thân trong gia đình, thực hiện các hành động từ thiện, hoặc hỗ trợ người khác khi họ cần.

Việc cho đi không chỉ mang lại cơ hội để nhận lại những điều quý báu, mà còn truyền tải giá trị tình cảm và tạo cơ hội để người khác giúp đỡ chúng ta khi cần thiết.

5. Vận dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ như nào để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả?

Hãy ghi lại số tiền mà bạn sẽ nhận được hàng tháng và chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ đã nêu trên. Hãy dành thời gian để tính toán lại tài chính cá nhân của mình.

Quan trọng không phải là số tiền bạn chuyển vào mỗi tài khoản, mà là thói quen hàng ngày. Thói quen quan trọng hơn số tiền, thậm chí chỉ 1.000 đồng mỗi ngày cũng có ý nghĩa, và nếu bạn không có tiền trong tay, hãy vẫn tuân thủ nguyên tắc trên. Khi bạn không có tiền để chia sẻ, bạn sẽ trải qua khó khăn và sẽ có động lực để tìm kiếm thu nhập.


Quản lý chi tiêu vẫn luôn là chủ đề khó, nhất là khi thị trường thay đổi, xã hội phát triển, nhu cầu con người cao hơn. Muốn xác định rõ các chỉ số tài chính quan trọng hơn, trước tiên phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã nắm được quy tắc 6 chiếc lọ là gì và cách phân bổ tiền ra sao cho hợp lý, mình tin rằng bạn đang đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình làm chủ tài chính cá nhân, hướng tới tự do tài chính trong tương lai.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn